Không phải phẫu thuật nhờ thảo dược
Ông Phạm Văn Hoàng (SN 1950, ngụ xã Tân Châu, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đông) vốn yêu thích các hoạt động xã hội. Ông tham gia đủ hội nhóm như: Hội người cao tuổi, hội Nông dân... của xã để tâm hồn luôn vui vẻ. Thế nhưng, cách đây 7 năm, ông lại sống rất bi quan, khép kín, ít vận động bởi căn bệnh quái ác.
Nói về căn bệnh, ông Hoàng chia sẻ: “Năm 2010, tôi phát hiện bị bệnh, ban đầu chỉ là những cơn đau nhức không liên tục và kéo dài, có khi chỉ là thoảng qua. Tôi đã nghĩ ngay đến việc nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến việc dính khớp háng, phải nằm một chỗ. Thế nhưng, công việc làm nông phải thường xuyên ra đồi thăm cà phê, tiêu… buộc tôi xem nhẹ bệnh tật, gắn sức làm việc”.
Cho đến khi, cơn đau kéo đến dồn dập, ông Hoàng không thể nhấc cơ thể ra khỏi chiếc giường, không tự đi lại được. “Buổi sáng ngủ dậy, tôi trở mình cũng khó khăn, phải khởi động tại chỗ một lúc lâu mới dậy đi lại bình thường được. Càng về sau này, bệnh có vẻ chuyển biến nặng hơn, tôi đi lại rất khó khăn. Trước đó, tôi bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp, lại thuộc diện được uống thuốc nhiều hơn ăn cơm. Được bác sĩ chăm sóc và phát hiện bệnh, nhưng uống bao nhiêu thuốc, tôi cũng không thấy đỡ chút nào”, ông Hoàng nhớ lại.
“Khi thấy khớp háng đau, tôi đã đi khám và được bác sĩ cho chụp chiếu X-quang. Các bác sĩ kết luận tôi bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi và có chỉ định mổ thay hai bên khớp háng. Lúc ấy, tôi rất lo sợ và hoang mang. Tôi đang mang trong người căn bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Nếu phải phẫu thuật, tôi phải chịu nhiều rủi ro và không chắc giữ được tính mạng”, ông Hoàng rung mình nhớ lại.
Lo lắng bệnh tình, ông Hoàng tìm đến đủ bệnh viện để thăm khám. Tháng nào, ông cũng bắt xe khách lúc 11h đêm từ Lâm Đồng xuống TP.HCM đăng ký khám bệnh tại bệnh viện. “Khi khám ở bệnh viện, bác sĩ nói tôi có hoại tử nhưng phẫu thuật thay khớp háng rất nguy hiểm. Bác sĩ bảo mổ thay khớp háng tỉ lệ thành công chỉ có 50%. Chưa kể tôi còn mang trong mình bệnh tiểu đường và cao huyết áp, đụng đến phẫu thuật là điều không hề đơn giản. Các bác sĩ cho tôi thuốc về uống và dặn nếu không thuyên giảm thì quay lại khám để tìm hướng điều trị khác”, ông Hoàng kể.
Kết thúc buổi thăm khám, vị bác sĩ Tây y ghé vào tai ông Hoàng nói nhỏ: “Bệnh xương khớp tốt nhất nên điều trị bằng thuốc nam. Nhất là, người già mắc đủ chứng khó trị như ông. Uống thảo dược rất an toàn, lại biết đâu trị được căn bệnh quái ác”. Nhớ lời bác sĩ dặn, ông Hoàng bỏ thời gian tìm hiểu xem có bài thuốc nam nào đặc sắc, đáng tin cậy. “Như người đuối nước vớ được phao”, ông Hoàng đọc được bài báo giới thiệu bài thuốc thảo dược của lương y Huệ.
“Tôi liên hệ ngay với lương y Huệ bởi tôi tin vào thuốc của người Dao. Tôi là người dân tộc Tày, sống ở tỉnh Cao Bằng. Năm 1990, tôi di cư vào Lâm Đồng sinh sống. Tôi cũng nắm được một số bài thuốc gia truyền của dân tộc nhưng chữa bệnh xương khớp bài thuốc của người Dao là “độc nhất vô nhị”. Đọc được thông tin bài thuốc của lương y Huệ, lòng tôi nhẹ nhõm và quyết tâm xin bà cắt thuốc để vượt qua bệnh tật”, ông Hoàng hớn hở chia sẻ.
Ông Hoàng gọi điện và được tư vấn cần điều trị liên hoàn trong khoảng 3 đến 4 tháng . Bệnh của ông nặng, lương y Huệ tư vấn cho ông ngoài uống thuốc thang cần lấy cao lá đắp thêm thì mới khỏi bệnh nhanh hơn. Sau đó, lương y Huệ hỏi địa chỉ và cho người giao thuốc đến tận nhà của ông Hoàng ở Lâm Đồng. Uống hết tháng thứ nhất, căn bệnh của ông Hoàng đã được khống chế và không còn phát triển.
“Tôi cảm thấy dễ chịu hẳn, các cơn đau cũng giảm dần rồi hết hẳn, đi đứng dễ dàng, thoải mái không gặp khó khăn hay cản trở gì. Từ đó, tôi tham gia nhiều hội nhóm, cuộc sống cở mở hơn, vui tươi hơn”, ông Hoàng chia sẻ. Sau mấy tháng điều trị thuốc cao lá được triết xuất từ thảo dược tự nhiên của lương y Huệ, ông quay lại bệnh viện ở TP.HCM kiểm tra. Kết quả là khe hở giữa chỏm xương đùi và khớp háng đều nhau, không bị hẹp như trước, không có hiện tượng viêm.
“Hiện nay, tôi đi bộ còn nhanh hơn thanh niên, đi làm cỏ, hái cà phê, tưới rau đều đặn mà không thấy đau đớn hay mệt mỏi. Dù bệnh đã khỏi hẳn, tôi vẫn duy trì dùng thuốc hoặc cao đắp theo hướng dẫn để xương khớp khỏe mạnh. Mấy bà cụ hàng xóm thấy tôi khỏe mạnh cứ theo xin tôi bí quyết. Tôi chia sẻ họ rất vui, bởi ở cái tuổi xế chiều, ai cũng phải đau đớn vì căn bệnh xương khớp”, ông Hoàng cho biết.
Lò nấu cao cứu vạn người
Trở lại bản Yên Sơn (xã Ba Vì, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội), PV quyết định “đột nhập” lò nấu cao thủ công của lương y Huệ mà nhiều bệnh nhân ca ngợi. Khi hỏi về quy trình nấu cao, lương y Huệ cười cho biết: “Nói là lò nấu thì hơi đao to búa lớn, vẫn là căn bếp bình thường như bao gia đình Việt. Vấn đề là kỹ thuật, vị thuốc, công thức là bí truyền thôi”.
“Đối với người Dao chúng tôi, làm nghề thuốc không đơn thuần chỉ là việc sử dụng dược liệu để bốc thuốc. Chúng tôi kiêm luôn cả công việc tìm kiếm cây thuốc, chế biến dược liệu và xem bệnh bốc thuốc. Tôi cũng vậy, vừa làm nhiệm vụ của người tìm kiếm và chế biến dược liệu, vừa là người bốc thuốc. Thế nhưng, không phải ai cũng có khả năng như thế, rõ ràng chỉ có thể là nhờ sự kế thừa tri thức cổ truyền của dân tộc cũng như kế thừa kinh nghiệm gia truyền của mỗi một gia đình mà có. Nhất là việc nấu cao lá, mỗi gia đình có một công thức riêng tạo ra thương hiệu thuốc gắn liền tên tuổi”, lương y Huệ cho biết.
“Dù là thuốc lá hay cao lá đều có vị như nhau, đều có hơn 50 vị thảo dược quý hiếm của rừng xanh. Trong khi thuốc lá phải đun, dành cho những người có thời gian sử dụng, cao lá dễ sử dụng và thuận tiện hơn. Việc đun thuốc rất bất tiện cho nhiều người, nên chúng tôi đã nghiên cứu, nấu cao lá để người bệnh có thể uống bất kỳ đâu, khi nào, chỉ cần hòa tan nước đun sôi hoặc rượu là uống, rất tiện lợi cho người bận rộn”, lương y Huệ cho biết.
Cũng theo lương y Huệ, những vị thuốc quý hiếm ẩn mình trên núi cao đại ngàn. Vì thế, khi làm thuốc, thầy thuốc phải khổ công lặn lội trong rừng sâu núi thẳm mới tìm kiếm được chúng. Có thể nói, việc tìm kiếm dược liệu là một kỳ công của bà. Sau khi thu hái được, người ta mang về và băm hay chặt thành những kích cỡ khác nhau, phù hợp với mỗi loại dược liệu. Sau đó, dược liệu đã sơ chế này được rửa sạch để phơi hay sấy khô.
Mỗi loại dược liệu có cách phơi sấy khô rất khác nhau, sao cho việc phơi sấy vẫn đảm bảo trọn vẹn công dụng của mỗi một loại dược liệu. Đây là công đoạn đòi hỏi người làm thuốc phải xử lý dược liệu một cách rất công phu, tỉ mỉ. Về điều này, lương y Huệ chuyên cần từ khi còn bé, nên có được thành công, sự tin tưởng của bệnh nhân như bây giờ.
Trực tiếp trải nghiệm, PV cảm nhận được rõ ràng nhất không gian bào chế thuốc của lương y Huệ. Nơi đây thật sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh, người làm thuốc nâng niu, giữ gìn từng từng lá, cây thảo dược. Trong gian bếp nhỏ ấm cúng, mùi thảo dược thoang thoảng, quyện vào những lớp khói mỏng tan, tạo nên mủi thơm thật dễ chịu. Nhiều người đến tham quan điều nói vui, được hít thở không khí trong gian bếp có khi trị được bách bệnh.
Bài thuốc hiệu quả trị bệnh xương khớp
Trao đổi với PV, bà Triệu Thị Bích Hòa, Chủ tịch Hội Đông y xã Ba Vì cho biết: “Bà Huệ là một thành viên tích cực trong công tác bốc thuốc chữa bệnh trong Chi hội Đông y xã. Bài thuốc gia truyền chữa xương khớp mà bà đang nắm giữ là sự kết hợp của các loại dược liệu quý. Nhiều bệnh nhân công nhận bài thuốc gia truyền trị các bệnh xương khớp của gia đình bà Huệ là bài thuốc hiệu quả, dễ sử dụng và tiết kiệm”.
Để tìm hiểu thông tin về bài thuốc bạn đọc có thể liên hệ só điện thoại của lương y Huệ 0938.208815
Lam Giang
Link nội dung: https://doanhnhancuocsong.com/ky-7-nguoi-dan-ong-bi-bac-si-chi-dinh-mo-thay-khop-hang-thoat-kiep-nan-nho-thao-duoc-nui-tan-a4167.html