Chân dung nhỏ thó của chúa cướp
Khi mà tin báo tên chúa cướp Mười Lung kẻ thù số một của những gia đình giàu có và giới xe đò ở Hậu Giang chạy tuyến đường Cà Mau – Sài Gòn (TP.HCM ngày nay) và ngược lại, chuyên bắt cóc những ông chủ giàu có rồi chặt ngón tay để làm tin gửi cho gia đình nạn nhân đòi tiền chuộc mạng đã sa lưới đã làm cho dân chúng miền Tây vô cùng phấn chấn.
Đây quả thật là một cái tin đặc biệt khiến cho đồng bào dân chúng, những ai thường có dịp đi xe đò tuyến đường từ Cà Mau lên Sài Gòn và ngược lại thấy hoan hỉ và an tâm.
Bởi vì, ngoài những vụ bắt cóc, chặt ngón tay con tin để gởi kèm thơ cho gia đình nạn nhân đòi tiền chuộc hết sức dã man, tàn bạo thì băng cướp sọ người còn thực hiện nhiều vụ cướp táo bạo trên nhiều chuyến xe đò, gây bao nỗi kinh hoàng cho những hành khách trên những chuyến xe được băng cướp này có lần thăm viếng.
Ông Nguyễn Văn Ba, một người cố cựu từng sống ở vùng Hậu Giang xưa (hiện ngụ tại TP.Cần Thơ) kể lại: “Chúng không từ bất cứ thủ đoạn hay tội ác nào để có thể thu lợi vơ vét tiền, của của những người vô tội cho mình nhằm phục vụ cho nhu cầu sống sung sướng của chúng.
Đã có nhiều gia đình khổ sợ vì băng cướp này.
Đã có biết bao gia đình tan nát, khổ sở vì tội ác chúng gây ra. Nên khi nhắc đến băng cướp này thật sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho những người dân hiền lành chân chất và chúng cũng là kẻ thù số một của những gia đình giàu có, những ông chủ nhiều tiền lắm của trên địa bàn Hậu Giang và những vùng lân cận xưa. Với chiến công, bắt được tên đầu não quan trọng trong băng cướp Sọ Người, Công an Phong Dinh đã tạo được niềm tin tưởng trong lòng dân chúng trên địa bàn.
Từ đây, sau khi Mười Lung đã bị giam, dân chúng vùng Hậu Giang và toàn miền Tây đang rất trông chờ vào một cuộc sống bình an hơn. Hy vọng sẽ không còn cảnh cướp bốc tàn khốc, những vụ bắt cóc chặt tay dã man”.
Trong sự vui mừng ấy, dư luận lại mong chờ kết quả điều tra của nhà chức trách về danh tính của tên chúa cướp Mười Lung từng là nỗi ám ảnh của người dân bấy lâu nay. Bởi, chỉ có một vài người biết rõ Mười Lung mới biết được bản chất thật của một tướng cướp, còn lại chỉ nghe danh mà thôi. Và không để dân chúng chờ lâu, sau khi bắt được Mười Lung đưa về giam giữ, Công an Phong Dinh đã dần điều tra được lai lịch của tên chúa cướp này.
Theo đó, tờ Buổi Sáng ăn khách thời ấy cho biết: Mười Lung tên thật là Nguyễn Văn Lung, hắn còn có tên bí danh được gọi là Hoàng Hải, 35 tuổi. Mười Lung vốn xuất thân trong một gia đình nông dân có cuộc sống vô cùng khó khăn và nghèo khổ. Cha mẹ hắn đều là nông dân nghèo sinh sống ở vùng Cái Răng Bé, xã Tường Thạch, Phong Dinh, Hậu Giang. Lúc đó, người ta cũng rất tò mò về dáng dấp của Mười Lung, ai cũng nghĩ một tên chúa cướp khét tiếng phải là một con người vạm vỡ, to khỏe.
Tuy nhiên, sự thật thì vóc dáng của Mười Lung lạitrái ngược hẳn, chẳng có gì đặc biệt. Dù là thủ lĩnh của một băng cướp có “tiếng tăm” nhưng dáng người Mười Lung thì nhỏ thó, da đen, mặt xương, để râu ria bờm xờm. Không có vóc dáng to lớn, khỏe mạnh nhưng chính sự ranh mãnh cùng với sự tàn bạo của mình và là người có công “khai sinh” băng cướp Sọ Người nên Mười Lung được đồng bọn tôn làm chúa cướp để lên kế hoạch dẫn dắt, chỉ đạo cho đồng bọn thực hiện nhiều vụ đánh cướp và bắt cóc người táo tợn.
Nhưng ít ai biết được rằng, Mười Lung từng đi lính, thực hiện những điều lương thiện, có lòng yêu nước. Nhưng vì bản tính ham ăn, ham chơi nên hắn đã rời bỏ hàng ngũ, làm những chuyện trái đạo lý làm người.
Thành lập băng cướp Sọ Người
Chính từ những ngày tháng theo cách mạngtừ năm 1945 đến năm 1948 nên Mười Lung đã được tôi rèn chút bản lĩnh. Nhưng hắn không dùng bản lĩnh ấy để làm việc nghĩa, cùng với đồng bào, đồng chí dùng xương máu của mình bảo vệ đất nước. Ngược lại, hắn đã nhen nhóm ý định thành lập băng cướp. Vì lúc đó, hắn được giữ chức Chỉ huy trưởng ban Công tác thành đặc biệt tại Cần Thơ.
Trong thời gian này, do có điều kiện,có nhiều thuộc hạ và cũng có vũ khí trong tay nên Mười Lung bắt đầu tổ chức những vụ đánh cướp lẻ tẻ tại chợ Cần Thơ. Sau nhiều vụ cướp nhỏ thành công, hắn mới dần mở rộng địa bàn hoạt động, số lượng thuộc hạ ngày càng tăng lên và từ đó bắt đầu nhiều vụ đánh cướp táo bạo hơn.
Thấy nhiều vụ đánh cướp “ngon ăn” Mười Lung ngày càng hăng máu muốn thực hiện nhiều vụ cướp lớn hơn để đánh dấu uy danh cùng với những băng cướp khác lúc bấy giờ và thu lợi nhiều hơn. Muốn vậy thì cần phải có lực lượng thuộc hạ hùng hậu hơn.
Đến năm 1949, Mười Lung đã rời khỏi hàng ngũ cách mạng,sau đó quy tụ nhiều thuộc hạ và lập băng cướp “chuyên nghiệp” hơn lấy tên là “Sọ Người”. Băng cướp này có dấu hiệu nhận biết là hình sọ người và hai ống xương gác chéo. Sau khi thành lập băng cướp, với công là người “khai sinh”, Mười Lung được lên làm “thủ lĩnh” để dẫn dắt, điều hành cả bọn hoạt động.
Cuối cùng, băng cướp đã phải đền tội.
Sau ngày thành lập, trong năm 1950, băng cướp Sọ Người rất lộng hành, luôn là nỗi ám ảnh đối với những người dân ở gần địa bàn của chúng đóng đô cũng như dân chúng ở các vùng lân cận mà băng cướp này đã có dịp viếng thăm.
Các ký giả của tờ Buổi Sáng thời ấy cho biết, hoạt động cướp phá của nhóm cướp này rất rầm rộ, chúng thẳng tay đốt phá nhà cửa của người dân, chúng thường xuyên tổ chức các cuộc đánh cướp trên những chuyến xe đò chạy theo tuyến đường Sài Gòn xuống các tỉnh miền Tây và ngược lại.
Ngoài ra, chúng còn tổ chức cướp bóc tại các gia đình giàu nhiều tiền lắm của là chủ của các nhà máy, trại cưa. Ngoài ra, chúng cũng hay tổ chức đánh cướp ở các khu chợ. Các vụ đánh cướp do băng cướp Sọ Người gây ra luôn để lại dấu ấn cho thấy sự tàn ác, đáng sợ của chúng. Nhất là trong những vụ bắt cóc những ông chủ giàu có, chặt ngón tay của các con tin rồi gửi kèm cùng với thơ tống tiền cho gia đình các nạn nhân để đòi tiền chuộc thì sự man rợ, tàn ác của chúng càng rõ nét hơn.
Chính sự lộng hành, ngang tàng của băng cướp Sọ Người gây nên nỗi bất an trong nhân dân, từ đây nhà chức trách càng ráo riết theo dõi băng cướp này gắt gao. Bằng sự tinh ranh của mình, tên chúa cướp Mười Lung đã đổi tên băng cướp thành Phi Long để có thể đánh lạc hướng điều tra theo dõi của nhà chức trách trong việc truy bắt thanh trừ băng cướp này.
Tuy nhiên, Mười Lung không biết rằng “gieo nhân nào thì sẽ gặp quả ấy”, gieo tội ác rồi cũng sẽ có ngày hắn phải đền tội ác. Sau một thời gian lộng hành, gây rối loạn cuộc sống của người dân, Mười Lung cũng đã sa lưới pháp luật, chấm dứt thời “hoàng kim” của hắn và gặm nhấm những ngày tháng còn lại trong nhà đá.
Đổi tên băng cướp để đánh lạc hướng nhà chức trách
Trong quãng thời gian bị nhà chức trách truy lùng gắt gao, ngoài việc lẩn trốn và tiếp tục tiến hành cướp bóc Mười Lung đã đổi tên băng cướp Sọ Người thành Phi Long. Hắn nghĩ rằng, đổi tên băng cướp nhằm đánh lạc hướng điều tra của nhà chức trách và dễ bề hoạt động hơn.
Thanh Tùng