Sau các kỳ hội nghị này, Việt Nam sẽ bàn giao chức Chủ tịch ASEAN cho Brunei.
Covid-19 bùng phát
2020 là một năm đầy biến động đối với thế giới và khu vực. Các thách thức đến với ASEAN có cả những thách thức bên trong và bên ngoài khu vực. Chính vì vậy, Việt Nam đã chọn chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng” cho năm Chủ tịch ASEAN 2020. Việt Nam nhận thấy ASEAN đang phải đối mặt với hết thử thách này đến thử thách khác.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị cấp cao liên quan
Thách thức thứ nhất mà ASEAN phải đối mặt là đại dịch Covid-19 bùng phát nhanh chóng trên toàn thế giới, đến nỗi vào ngày 11/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố căn bệnh này là một đại dịch toàn cầu. Tỷ lệ lây nhiễm virus corona ngày càng trở nên đáng báo động khi số người chết tăng lên theo thời gian.
Đại dịch cũng cho thấy không quốc gia nào có thể một mình đối phó với đại dịch. Hợp tác quốc tế là cần thiết đối với bất kỳ quốc gia nào để chống lại Covid-19. Các nước Đông Nam Á cũng không thoát khỏi loại virus chết người này. ASEAN đang làm việc cùng nhau để chống lại đại dịch, vốn đang diễn biến phức tạp mà vẫn chưa được giải quyết. Một số chính sách đã được đưa ra.
Cạnh tranh Mỹ - Trung
Thách thức thứ hai chính là duy trì sự cân bằng của ASEAN trước cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung. Sự đối đầu giữa hai cường quốc này đã gây ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực. Là một tổ chức quan trọng trong khu vực, ASEAN phải tiếp tục thể hiện vị thế của mình, cụ thể là duy trì sự cân bằng chiến lược trong việc ứng phó với sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á, trong đó các thành viên được khuyến khích cam kết giảm leo thang cạnh tranh giữa hai cường quốc và có chính sách kiến tạo hòa bình trong khu vực.
Một ASEAN gắn kết là điều cần thiết để duy trì ổn định khu vực. Trong quá khứ, khu vực Đông Nam Á là đối tượng của sự tranh giành và tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc. Sự thống nhất của ASEAN không nên bị lung lay hoặc thậm chí bị chia rẽ bởi các cường quốc đang cố gắng gây ảnh hưởng đến các nước thành viên của mình.
Một thách thức nữa của ASEAN chính là đến từ bên trong khối. Các vấn đề nội bộ lâu nay của ASEAN vẫn là trở ngại chính cho sự đoàn kết của tổ chức này.
Với tầm quan trọng của an ninh biển, đặc biệt là đối với các nước thành viên ASEAN, vấn đề Biển Đông được coi là quan trọng hơn so với các vấn đề riêng lẻ của mỗi nước với Trung Quốc. Trung Quốc và ASEAN đã có Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 và vẫn đang đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Do đó ASEAN phải có sự đồng thuận và đoàn kết để vượt qua thách thức này.
Vai trò tích cực của Việt Nam
Khi được giao đảm nhận vị trí Chủ tịch ASEAN vào năm 2020, Việt Nam đã kêu gọi tất cả các thành viên đưa hiệp hội trở thành nền tảng chính sách đối ngoại chung. Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam muốn nhấn mạnh và củng cố vị thế của ASEAN là thực thể trung tâm và đóng vai trò trung tâm trong quan hệ với các cường quốc.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ tái khẳng định cam kết xây dựng và phát triển quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Mỹ vì hòa bình, thịnh vượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và hợp tác cùng có lợi
Việt Nam giữ trọng trách Chủ tịch ASEAN khi tổ chức này đang phải đối mặt với những thách thức liên quan đến hòa bình và an ninh, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và cả nhu cầu vạch ra tương lai để phát triển khu vực như một cộng đồng ASEAN. Trong 11 tháng qua, ASEAN đã làm việc tích cực nhằm phát triển mối quan hệ tốt đẹp hơn với các đối tác đối thoại, bao gồm EU, Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như phối hợp các cuộc họp giữa ASEAN và Nhật Bản, hầu hết đều ở hình thức trực tuyến.
Đáng chú ý, chương trình nghị sự của ASEAN trong năm nay được đề ra dưới sự chủ trì của Việt Nam và có những thách thức liên quan đến việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế, cũng như xây dựng các giao thức chung trong các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và chia sẻ thông tin liên quan đến các biện pháp đối phó với đại dịch Covid-19.
Trên thực tế, trong cuộc họp các quan chức cấp cao ASEAN, nhiều vấn đề từng được thảo luận trong quá khứ đã được nêu trở lại và đạt được đồng thuận chung. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tháng 9 nhấn mạnh cần củng cố tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2020 và củng cố vai trò trung tâm của hiệp hội trong các hình thức đa phương mới ở khu vực.
Việt Nam đã thực hiện hiệu quả việc đánh giá toàn diện các cơ chế của khối, đồng thời xem xét các tài liệu liên quan đến kế hoạch chi tiết của Cộng đồng ASEAN.
Nỗ lực tập thể chống đại dịch
Khía cạnh quan trọng nhất được Việt Nam nhấn mạnh là phát triển nỗ lực tập thể chống lại đại dịch và thành lập các nhóm phối hợp để ứng phó với các tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. ASEAN đã nhìn nhận các thách thức hậu Covid-19, từ đó cân nhắc thực hiện khuôn khổ phục hồi toàn diện cũng như một kế hoạch thực hiện có thời hạn.
Điều này nhấn mạnh nhu cầu hợp tác nghiên cứu, sản xuất và phân phối vắc xin thông qua các mạng lưới chuỗi cung ứng để ngày càng nhiều người dân Đông Nam Á có thể được bảo vệ khỏi đại dịch này trong tương lai.
Nội dung mà Việt Nam tập trung xem xét là làm cách nào để tạo thuận lợi thương mại và loại bỏ các biện pháp phi thuế quan không cần thiết nhằm phục hồi nguồn cung, cũng như ứng phó với các thách thức mới như an ninh lương thực, ổn định tài chính và các vấn đề liên quan đến năng lượng một cách gắn kết.
Một trong những cuộc họp sớm nhất mà Việt Nam tiến hành là trong khuôn khổ Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) tổ chức tại Lào, ghi nhận mức độ nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh, đồng thời nêu rõ đoàn kết và thống nhất trong ASEAN là cần thiết để ngăn chặn và đưa ra các biện pháp ứng phó với đại dịch.
Việt Nam cũng nhận thức được mức độ nghiêm trọng của đại dịch và tầm quan trọng của việc tạo đồng sự thuận trong các vấn đề này. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã triển khai tốt nhu cầu hợp tác với các đối tác đối thoại ASEAN, WHO và các cơ quan liên quan.
Ổn định khu vực
Ngay cả trước các cuộc họp của ACC vào tháng 1, các vấn đề về ổn định và thịnh vượng cũng như giải quyết các thách thức đang nổi lên ở Biển Đông đã được đưa ra thảo luận.
Dù một trong những khó khăn lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong năm qua là tiến hành các hội nghị trực tuyến và nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia thành viên ASEAN, song tại các cuộc họp, Việt Nam đã giải quyết rất khéo léo các khía cạnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đánh giá triển vọng kinh tế khu vực trong bối cảnh cách mạng 4.0. Việt Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) và bày tỏ sự tin tưởng rằng nhiều quốc gia ngoài khu vực sẽ tham gia TAC.
Các sáng kiến chính mà Việt Nam đã thực hiện gồm hợp tác hiệu quả hơn về vấn đề tội phạm xuyên quốc gia, an ninh công cộng và phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật ASEAN. Nhận thức được nhu cầu về kiến trúc tài chính tốt hơn ở Đông Nam Á, Việt Nam đã đề xuất đối thoại giữa các tổ chức tài chính và ngân hàng ở Đông Nam Á. Việt Nam cũng nhấn mạnh, cần kiến tạo một nền tài chính tốt hơn để có thể mang lại sự ổn định tài chính của khu vực.
Dù phải tiến hành các hội nghị dưới hình thức trực tuyến, Việt Nam vẫn có thể thông qua hơn 42 văn kiện trong cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tháng 9 vừa qua. Việt Nam cũng tổ chức nhiều hoạt động cho Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Một trong những điểm nổi bật là thảo luận vấn đề Biển Đông trong các cuộc họp cấp bộ trưởng.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tiếp tục nêu bật những thách thức mà khu vực phải đối mặt về vai trò trung tâm của ASEAN, sự thống nhất và khả năng phục hồi của ASEAN cũng như thúc đẩy lòng tin giữa các nước thành viên.
Việt Hoàng
Link nội dung: https://doanhnhancuocsong.com/trong-trach-viet-nam-trong-nam-asean-doi-mat-nhieu-thach-thuc-a5761.html