Khoảng trống rất lớn?
Mới đây, trong buổi thảo luận tại hội trường về dự luật Đầu tư (sửa đổi),Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đã đề cập đến việc cử tri phản ánh nhiều về tình trạng mua bán bào thai. Tình trạng này diễn ra ở nhiều nơi nhưng việc xử lý còn hạn chế.Bên cạnh bào thai thì còn có tình trạng sử dụng bóng cười, hút shisha (hay còn gọi là thuốc lào Ả Rập).
Theo ông Cầu, cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội cần có giải pháp để loại trừ những nguyên nhân phát sinh vi phạm và bổ sung các quy định pháp lý để quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm những hành vi sai phạm đối với các vấn đề nêu trên.Thực tế cho thấy, hiện nay bào thai, bóng cười, shisha chưa được pháp luật về đầu tư quy định ngành nghề cấm kinh doanh hay kinh doanh có điều kiện.
Từ thực trạng đó đang gây nguy hiểm cho xã hội trong khi đó, cơ quan chức năng vẫn còn lúng túng về việc xử lý.Cùng với ông Cầu thì nhiều ý kiến cũngcho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do khoảng trống trong quy định của pháp luật hiện hành. Thêm vào đó, còn có lỗ hổng trong công tác quản lý Nhà nước và do thiếu vắng các chế tài xử phạt.
Cũng theo đại biểu Cầu thì có tình trạng một số đối tượng người tổ chức cho phụ nữ người dân tộc thiểu số miền núi khi đang mang thai từ tháng thứ 7, 8 đi nước ngoài chờ sinh con con, rồi bán con cho đối tượng nước sở tại. Đây là hành vi rất nguy hiểm cho xã hội, nó không chỉ xâm hại đến bào thai trẻ sơ sinh mà còn để lại hậu quả thương tâm cho người mẹ, gây tâm lý hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội.
Trong khi đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật lại lại cho rằng, bào thai không phải là “một bộ phận của cơ thể người” mẹ và cũng chưa phải là “trẻ em”, do đó,không thể áp dụng điều 151 về tội “Mua bán người dưới 16 tuổi” vàĐiều 154 về tội “Mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người” theo bộ luật Hình sự (năm 2015) để truy cứu trách nhiệm hình sự.
“Theo ý kiến của đại biểu Cầu là có cơ sở, bởi, hiện nay nhiều cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn cho rằng, theo Điều 23 (Nghị định số 158,ngày 27/12/2005) quy định trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên bị chết cũng phải đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử. Nếucha mẹ không đi khai sinh và khai tử thì cán bộ tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào sổ đăng ký khai sinh và sổ đăng ký khai tử.Trong cột ghi chú của sổ đăng ký khai sinh và sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ trẻ chết sơ sinh”, luật sư Nguyễn Văn Hồng (TP.HCM) cho biết.
Theo quy định trên, có thể hiểu trẻ sinh ra và sống được 24 giờ trở lên thì được xác định là trẻ em, còn thai nhi dưới 24 giờ (tính từlúc sinh ra) lại chưa được coi là “trẻ em”, chưa phải là người dưới 16 tuổi nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 151 và 154 của Bộ luật Hình sự.Đây chính là khoảng trống trong pháp luật hiện hành”, luật sư Hồng cho biết thêm.
Một số đối tượng bị bắt giữ vì tội buôn bán bào thai.
Còn theo Thạc sĩ luật học Trần Đình Thành thì: “Còn một kẽ hở nữa để cho các đối tượng buôn bán người, bào thai lách vào, đó là mục đích nhân đạo. Theo đó, đối tượng thường sắp xếp kịch bản từ trước, nghĩa là cho - nhận con.Nếu bị phát hiện, người bán chỉ khai rằng, do khó khăn nên cho người khác nuôi thì sẽ tốt hơn. Thực chất đây là vỏ bọc để hai bên mua bán bào thai, thủ đoạn này là rất tinh vi, phức tạp, khi bị phát hiện thì các bên đều cho biết là tự nguyện, nên cơ quan chức năng không đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Ngoài ra, các đối tượng phạm tội thường đưa những người có nhu cầu bán bào thai đikhi sắp sinh ra nước ngoài và tìm nơi bí mật để để cho họ sinh ra trẻ thành công. Khi đó, tiền mới giao hết. Tuy nhiên, hành vi mua bán là đã có từ trước đó, còn việc giao tiền là khiđứa trẻ ra đời lại xảy ra ở một địa điểm khác nên rất khó xử lý”, Thạc sĩ Thành phân tích.
“Hiện, Việt Nam dù đã có hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm nhưng cũng rất khó để có thể xử lý được các trường hợp này.Còn trong trường hợp chưa sinh ra đứa trẻ và bắt quả tang thì cũng rất khó để xử lý. Lúc đó, họ lại vin vào mục đích nhân đạo như tôi đã phân tích ở trên.Đây là nhữngkhoảng trống pháp luật, đồng thời cũng là nguyên nhân khiến cho hành vi mua bán bào thai diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng”, Thạc sĩ Thành cho biết thêm.
Hệ luỵ khôn lường
Theo thống kê của Công an tỉnh Nghệ An, thời gian qua đã phát hiện 25 trường hợp phụ nữ dân tộc thiểu số ở huyện Kỳ Sơn đang trong thời kỳ mang thai sang Trung Quốc để sinh con. Trong số này lực lượng chức năng đã xác minh, làm rõ 5 trường hợp khai nhận sau khi sinh con sẽ bán lại ở Trung Quốc và đã được thỏa thuận từ trước. Tương tự,Công an tỉnh Quảng Ninh cũng phát hiện 8 phụ nữ có nơi cư trú tại các tỉnh phía Nam mang thai hộ, đẻ thuê cho người Trung Quốc.
Trong khi đó, Công an TP.HCM cũng phát hiện 5 đối tượng người Trung Quốc, 3 đối tượng là người Việt Nam đã tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.Rồi lực lượngCông an tỉnh Lạng Sơn cũng phát hiện một số đối tượng ở Trung Quốc móc nối, liên lạc với một số đối tượng sinh sống tại một số tỉnh để tìm mua bào thai trẻ em của những gia đình dân tộc thiểu số. Sau khi có “hàng” sẽ đưa đến địa bàn tỉnh Lạng Sơn và sang Trung Quốc để sinh con.
Nhữngkhoảng trống pháp luật cần phải được lấp đầy để ngăn chặn hành vi mua bán bào thai đangdiễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. (Ảnh minh họa).
“Tôi cho rằng, khi phát hiện thấy dấu hiệu của hành vi mua bán bào thai thì cơ quan tiến hành tố tụng cần phải thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác, ngoài là lấy lời khai của các bên: người cho và người nhận bào thai. Đồng thời,phải xét đến khả năng các đối tượng này hoạt động có tổ chức để có căn cứ xử lý đúng người, đúng tội”, TS Trương Văn Sơn, trường đại học Văn hoá TP.HCM khuyến nghị.
Hơn nữa, “Quốc hội cần phải đẩy nhanh quá trình để xây dựng và bổ sung thêm các điều khoản vào các luật hiện hành để lấp kín cáckhoảng trống nêu trên.Vì đây là một trong những hành vi rất nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho cho xã hội.Đồng thời, lực lượng chức năng, đặc biệt là công an cần phải nắm bắt tình hình, phát hiện, điều tra xử lý tội phạm mua bán bào thai, mua bán người khi mang thai hộ…chặt chẽ hơn.Bởi, đa phần các vụ việc được phát hiện chủ yếu là qua tố giác của người bị hại hoặc là gia đình nạn nhân.Do đó, nên cơ quan chức năng cần phải làm việc quyết liệt hơn”, TS Sơn khuyến nghị thêm.
Nhìn nhận về tình trạng này, bà Dương Thị Ánh Hoa, đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam cho biết: “Người phụ nữ hay các thành viên trong gia đình họ cũng là vừa nạn nhân nhưng đồng thời cũng là đồng phạm trong các vụ án.Tuy nhiên, họ chỉ suy nghĩ đơn giản rằng, bán con là để có thêm thu nhập và trang trải cho cuộc sống lúc khó khan.Songhọ lại không suy nghĩ được là việc mua bán này là hành vi vô nhân đạo, đi ngược lại các giá trị đạo đức.Và quan trọng hơn thế nữa đó là tình mẫu tử thiêng liêng”.
“Khi bán con, những người này phải qua bên kia biên giới và cũng không lường hết được những nguy hiểm rình rập.Đó là cuộc sống lén lút vì mua bán bán bào thai nghiêm cấm ở hầu hết các quốc gia.Hơn nữa,các tội phạm buôn bán người thường có máu lạnh, sẵn sàng ra tay sát hại nạn nhân để quỵt tiền hoặc các lý do khác”, bà Hoa nói thêm.
Trong khi đó, bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Ái My, Phụ trách một phòng khám chuyên khoa tại TP.HCM cũng cho biết: “Thời điểm cuối thai kỳ,người mẹ mang thai cần phải được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Nếu không được chăm sóc tốt thì đứa trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng trong bào thai.Rồibà mẹ còn có các nguy cơ mắc các bệnh về đái tháo đường, băng huyết sau sinh sinh, cao huyết áp mãn tính, suy giảm chức năng gan, thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lần sinh nở tiếp theo…”.
“Thậm chí trong quá trình sinh nở, nếu không có bác sĩ đúng chuyên môn cũng sẽ uy hiếp đến tính mạng cả đứa trẻ và người mẹ. Đây là những những điều có thể nhìn thấy trước mắt, còn về lâu dài nó còn kéo theo rất nhiều hệ lụy khác”, bác sĩ My chia sẻ thêm.
Thanh Tùng
Link nội dung: https://doanhnhancuocsong.com/lam-gi-de-ngan-chan-nan-mua-ban-bao-thai-a6218.html