Phụ nữ thiếu âm dễ ốm yếu, già nhanh: Khuyến cáo '3 món không ăn - 3 điều nên làm' để điều hòa ngũ tạng, tăng cường sức khỏe

Thiếu âm tức là khi năng lượng âm của cơ thể bị cạn kiệt dẫn đến tình trạng dư thừa dương, từ đó gây nóng sốt, đổ mồ hôi, nhiệt tứ chi, mệt mỏi, khó chịu...

 

Người Việt Nam xưa nay có câu: "Có thực mới vực được đạo” nhưng thực tế, ăn uống không phải chuyện có thể làm tùy tiện bởi “Họa từ miệng họa ra, bệnh từ miệng bệnh vào”.

Trong Đông y có lưu truyền lý thuyết âm dương. Cơ thể chỉ có thể khỏe mạnh nếu âm dương cân bằng hài hòa. Bằng không, thiếu âm hoặc thiếu dương có thể khiến cơ thể đối mặt với những biểu hiện bệnh như nhức đầu, khó chịu, chân tay lạnh, tuần hoàn máu kém... Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và nhan sắc.

Phụ nữ là đối tượng rất dễ đối diện với tình trạng thiếu âm.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Phụ nữ là đối tượng rất dễ đối diện với tình trạng thiếu âm. Thiếu âm tức là khi năng lượng âm của cơ thể bị cạn kiệt dẫn đến tình trạng dư thừa dương, từ đó gây nóng sốt, đổ mồ hôi, nhiệt tứ chi, mệt mỏi, khó chịu...

Vì cuộc sống bận rộn, ít có thời gian chăm sóc cơ thể, nhiều người phụ nữ hiện đại gặp tình trạng thiếu âm, nếu để tình trạng này kéo dài nhất định sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và nhan sắc. Để ngăn ngừa tình trạng thêm trầm trọng, khuyến cáo phụ nữ nên tránh 3 món, lưu ý làm 3 điều.

3 món mà phụ nữ thiếu âm nên tránh1. Thực phẩm lạnh

Theo Y học Trung Quốc, người thiếu âm thường cảm thấy nóng trong nên muốn ăn đồ lạnh để hạ hỏa, tuy nhiên ăn đồ lạnh lâu ngày sẽ làm tổn thương tỳ, thận và sinh ra nhiều bệnh khác nhau. Đặc biệt là đối với đa số các bạn nữ, ăn đồ lạnh rất dễ dẫn đến tình trạng huyết ứ cũng như xuất hiện các triệu chứng như kinh nguyệt không đều, đau bụng, vô sinh.

Vì vậy, phụ nữ thiếu âm không nên tiêu thụ quá nhiều đồ lạnh, đặc biệt là các loại thực phẩm vừa được lấy ra từ tủ lạnh, hoặc kem, nước lạnh, sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

2. Ăn nhiều thực phẩm phơi khô

Người thiếu âm không nên ăn quá nhiều đồ khô. Bản thân người bệnh thiếu âm có triệu chứng nóng trong, thức ăn khô có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng này. Đặc biệt, các loại gia vị như ớt khô, mù tạt, hạt tiêu... là các nguyên liệu có tính nóng, sau khi ăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người bị thiếu âm. Bệnh nhân thiếu âm nên tuân theo nguyên tắc ăn tươi chứ không phơi khô.

Bệnh nhân thiếu âm nên tuân theo nguyên tắc ăn tươi chứ không phơi khô.

3. Thức ăn cay

Đối với bệnh nhân thiếu âm, nên tránh ăn cay trong bữa ăn hàng ngày, ăn quá nhiều không chỉ làm tổn thương âm khí mà còn làm nặng thêm các triệu chứng thiếu âm. Các món nướng, chiên, rán nhiều dầu mỡ cũng nên hạn chế sử dụng. Thể chất thiếu âm cần ăn một số loại trái cây tính mát để trung hòa, hoặc ngũ cốc nguyên hạt, tác dụng bồi bổ của nó cũng rất tốt.

Vậy phụ nữ nên lưu ý điều gì trong ăn uống để cân bằng âm dương?

Giữ cho cân bằng âm dương trong cơ thể chính là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Âm dương mất cân bằng, bệnh tật ắt sẽ sinh ra. Để điều hòa âm dương giúp bảo vệ sức khỏe, phụ nữ nên ghi nhớ 3 điều sau trong chế độ ăn uống:

Thứ nhất, các loại thực phẩm được chia thành 2 loại là tính dương hoặc âm. Thức ăn tính dương sẽ đem lại cảm giác ấm nóng. Thức ăn tính âm thì hàn lạnh. Tốt nhất mỗi người nên chọn cho mình những loại thực phẩm phù hợp với thể tạng, như vậy mới có thể điều hòa ngũ tạng.

Các loại thực phẩm được chia thành 2 loại là tính dương hoặc âm.

Thứ hai, những người có thể trạng hàn không nên ăn nhiều thức ăn thuộc tính âm như rau có màu trắng, tím, xanh, các loại gỏi, các loại dưa muối chua, trái cây ướp lạnh… vì sẽ bị lạnh bụng, đi tiêu lỏng. Ngược lại, người thể nhiệt nên tránh lạm dụng các món ăn có thuộc tính dương như gia vị cay nóng trong các món gà kho gừng, cá chép kho riềng, vịt kho sả, bao tử hầm tiêu… sẽ dễ bị táo bón, đi tiêu ra máu.

Thứ ba, bữa ăn nên có nhiều thực phẩm phong phú, bảo đảm cả người thể trạng hàn, nhiệt đều có thể sử dụng. có thể biến tấu những thực phẩm quá âm thành dương và ngược lại. Ví dụ: Rau bắp cải thuộc âm khi luộc cho thêm chút gừng để cân bằng. Canh bí nấu cho thêm tiêu. Rau muống xào với tỏi. Kho thịt với cá... Ngoài ra, trong bữa ăn nên biết kết hợp các món canh nấu từ rau củ thuộc âm với các món kho mặn thuộc dương, như vậy vừa giúp ngon miệng, lại có thể đảm bảo đủ chất.

Đỗ Đỗ

Link nội dung: https://doanhnhancuocsong.com/phu-nu-thieu-am-de-om-yeu-gia-nhanh-khuyen-cao-3-mon-khong-an-3-dieu-nen-lam-de-dieu-hoa-ngu-tang-tang-cuong-suc-khoe-a6623.html