Không ít "vùng đỏ", vẫn có những "vùng xanh"
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2021, vừa được Giãn cách xã hội để phòng dịch là cần thiết, dù còn những lúng túng
Cơ quan thống kê cũng lưu ý rằng, số liệu này có thể chưa phản ánh được thực sự số doanh nghiệp thực tế rút lui khỏi thị trường, bởi trong điều kiện nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội nên các doanh nghiệp không thể làm thủ tục liên quan đến việc này.
Sản xuất công nghiệp trong tháng 8 cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2021 giảm 4,2% so với tháng trước và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, điều đáng mừng là tính chung 8 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn có mức tăng 5,6% so với 8 tháng đầu năm 2020.
Đầu tư công vốn là một động lực quan trọng của tăng trưởng năm 2020, nay cũng có dấu hiệu suy giảm. Việc hạn chế đi lại nhằm kiểm soát và khống chế sự lây lan của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án đầu tư công.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 8/2021 ước tính đạt 34,9 nghìn tỷ đồng, giảm 24,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 244,9 nghìn tỷ đồng, bằng 51,1% kế hoạch năm và giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là chỉ báo cho thấy đầu tư công năm nay nếu không đẩy mạnh thêm tốc độ sẽ khiến tăng trưởng GDP ảnh hưởng mạnh.
Sức mua của nền kinh tế cũng đã giảm đáng kể. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 33,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức suy giảm cao hiếm có, bởi con số này trước khi có Covid-19 của Việt Nam hàng năm đều tăng trên 10%.
Nếu như xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng cao thì từ tháng 7 đến nay bắt đầu đuối sức. Ước tính tháng 8/2021 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước và giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
Dù vậy, trong bức tranh “u ám” của nền kinh tế, xuất khẩu vẫn là điểm sáng. Tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 212,55 tỷ USD, tăng khá cao ở mức 21,2% so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn vào các dữ liệu trên, có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế đang gặp nhiều thách thức do sự bùng nổ của dịch Covid-19 ở hàng chục tỉnh, thành, cướp đi sinh mạng của hơn 10.000 người và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Đối tượng tiêm vắc xin cần được điều chỉnh phù hợp với mục tiêu gỡ khó cho sản xuất kinh doanh. |
Mở cửa dần, phù hợp với tiến độ tiêm đủ 2 mũi vắc xin
Nhiều ý kiến đã nhận định, việc đưa số ca Covid-19 về 0 đang là “bất khả thi” và tìm cách "sống chung với dịch", để người lao động và doanh nghiệp không bị kiệt sức
Nếu chấp nhận thực tế phải “sống chung với Covid-19”, thì ngay từ bây giờ các kế hoạch mở cửa dần dần phải được lên kịch bản rõ rệt. Kịch bản đó phải gắn liền chặt chẽ với tiến độ tiêm vắc xin, không thể “mở” khi tỷ lệ tiêm vắc xin 2 mũi mới chỉ vài phần trăm như hiện nay.
Dữ liệu tiêm vắc xin của Việt Nam tính đến ngày 29/8. |
Điều này phải được quán triệt rõ ràng, tránh tình trạng chủ quan, bàng quan, lơ là nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh. TP.HCM và hàng chục tỉnh phía Nam đã giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhiều tháng nay, nhưng số ca nhiễm vẫn không ngừng tăng lên. Nếu không tiến hành giãn cách, thì số ca nhiễm và số ca tử vong vì Covid-19 sẽ ở mức khó tưởng tượng. Cho nên, giãn cách xã hội là cần thiết trong lúc chờ vắc xin.
Do vậy, có nhà kinh tế đã viết rằng để cứu doanh nghiệp, người lao động thì câu trả lời vẫn là “vắc xin”. Nhà kinh tế này góp ý, trong tháng 9, TP.HCM cần ưu tiên tiêm phủ mũi 2 cho tất cả lao động là shipper, lao động vận tải, logistics, tiểu thương, nhân viên bán hàng ở chợ, siêu thị và lao động ở 17 khu công nghiệp, khu chế xuất.
Như vậy, chợ, cửa hàng có thể được mở lại và DN và người lao động có thể quay lại sản xuất kinh doanh mà không phải "3 tại chỗ" với điều kiện vẫn được xét nghiệm thường xuyên.
Góp ý này có thể áp dụng cho hầu hết tỉnh thành trên cả nước. Điều này có nghĩa, khi vắc xin vẫn đang khan hiếm, đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin hiện nay cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu mở cửa dần nền kinh tế, kể cả chấp nhận việc dồn vắc xin cho những tỉnh thành có nhiều doanh nghiệp sản xuất, nhiều lao động.
Những người đã tiêm đủ 2 mũi, sau một thời gian nhất định, nên được tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Như vậy, dù chúng ta vẫn phải thực hiện giãn cách xã hội nhưng một lực lượng đáng kể lao động cũng sẽ trở lại làm việc, số doanh nghiệp phải đóng cửa vì không đáp ứng “3 tại chỗ” sẽ giảm, chuỗi cung ứng cũng không bị đứt đoạn. “Sống chung với dịch” nên hiểu theo nghĩa như vậy.
Theo: Vietnamnet
Link nội dung: https://doanhnhancuocsong.com/dieu-kien-mo-dan-de-nen-kinh-te-som-thoat-ton-thuong-a7995.html