Những lâu đài samurai ở Nhật Bản

Chiêm ngưỡng giá trị văn hóa, nghệ thuật và lịch sử các tòa thành samurai qua góc nhìn sau hơn 3 năm nghiên cứu của sử gia kiến trúc Jennifer Mitchelhill.

Nhat Ban va nhung lau dai samurai anh 1

Tọa lạc bên bờ hồ Biwa, trung tâm Nhật Bản, thành Hikone là một trong những kiến trúc lịch sử còn sót lại của thời kỳ samurai (1600-1868). Được mệnh danh “Thủy Thành”, thành Hikone sở hữu những bức tường đá đồ sộ cùng hệ thống cửa sập để bẫy kẻ địch. Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng vườn hoa anh đào bên trong lâu đài và hồ Biwa, hồ nước lớn nhất Nhật Bản. Ngoài ra, những công trình như cổng cân bằng Tenbin Yagura nối liền cầu gỗ và chuồng ngựa (umaya) tại đây là đặc trưng chỉ có tại nơi đây. Ảnh: CNN.

Nhat Ban va nhung lau dai samurai anh 2

Samurai không chỉ đơn thuần là các chiến binh, họ còn là những người xây dựng lâu đài, chính trị gia và nhà lãnh đạo với óc thẩm mỹ tuyệt vời. Các lãnh chúa (daimyo) và samurai đã xây dựng những lâu đài này từ thời Chiến quốc (cuối thế kỷ 16) đến đầu thời Edo dưới sự cai trị của chính quyền Mạc phủ Tokugawa (1600-1868). Lãnh chúa Todo Taktora và Kato Kiyosama là 2 nghệ nhân thiết kế thành nổi tiếng nhất lúc bất giờ. Ảnh: CNN.

Nhat Ban va nhung lau dai samurai anh 3

Trong giai đoạn thời Chiến quốc, có tới hàng nghìn lâu đài được xây dựng cho mục đích bảo vệ lãnh thổ. Phần lớn các tòa thành đã bị dỡ bỏ ở thời kỳ Tokugawa vào năm 1615, chỉ để lại 180 lâu đài "hiện đại" nhất (được xây năm 1575-1620). Ảnh: CNN.

Nhat Ban va nhung lau dai samurai anh 4

Cấu trúc của những lâu đài mang nhiều nét tương đồng, đặc biệt là hệ thống tường đá, hào nước và tháp gỗ. Tuy nhiên, mỗi lâu đài lại mang một kích thước, cấu trúc và chi tiết khác nhau nhằm bảo vệ các lãnh chúa cũng như gây hoang mang cho kẻ địch. Đặc biệt hơn, những công trình khổng lồ này được hoàn thiện chỉ trong vòng vài năm bằng sức lao động thủ công của người dân. Ảnh: The Wandering Scot.

Nhat Ban va nhung lau dai samurai anh 5

Thành Nagoya, Osaka và Kumamoto sở hữu những bức tường đá khổng lồ được uốn cong. Các tảng đá trên bức tường được xếp khít với nhau cùng với kiến trúc cong giúp cải thiện khả năng phòng thủ, khiến việc leo lên sẽ khó hơn. Tường thành Kumamoto được gọi là "tường chuột" (nezumi-shi) vì ngay cả chuột cũng không thể leo được. Hiện nay, phần lớn kết cấu của tường thành đã bị suy yếu do ảnh hưởng từ trận động đất năm 2016. Ảnh: Muza-chan's Gate to Japan.

Nhat Ban va nhung lau dai samurai anh 6

Những bức tường đá hình cánh quạt của thành Osaka trồi lên từ hệ thống hào nước, với mỗi góc thành được bảo vệ bởi một tòa tháp. Hệ thống phòng thủ của mỗi tháp sẽ có các cửa sổ để thả đá và khe hở cho việc tấn công kẻ thù. Ảnh: CNN.

Nhat Ban va nhung lau dai samurai anh 7

Thành Nijo là một trong những thành trì đẹp và cổ kính nhất Nhật Bản với hơn 400 năm tuổi. Đây nơi cư ngụ của vị tướng quân đầu tiên ở thời Edo (1600-1868), Tokugawa Ieyasu, người thành lập chính quyền Mạc phủ Tokugawa. Ông cũng là người cho xây dựng thành Nijo vào năm 1603. Ieyasu đã tuyển các nghệ nhân tốt nhất vào thời điểm đó cho việc trang trí tường thành bằng tranh vẽ và tác phẩm điêu khắc nghệ thuật. Ảnh: Discover Kyoto.

Nhat Ban va nhung lau dai samurai anh 8

Bên cạnh đó, những công trình này còn mang sắc thái huyền bí từ những câu truyện dân gian. Trong lúc dựng thành Maruoka (1576), do kết cấu của tường đá thiếu ổn định, người dân đã hiến tế người để làm vui lòng thần linh. Một nữ nông dân mù tên là Oshizu đã tình nguyện làm “Nhân Trụ” (Hitobashira), tức người hiến tế, với hy vọng con bà được chọn làm samurai. Tuy nhiên, vị lãnh chúa không giữ được lời hứa do phải chuyển sang một thành khác. Sau đó, nhiều người cho rằng hào nước xung quanh thành thường xuyên bị ngập lụt do nước mắt của Oshizu. Ảnh: Muza-chan's Gate to Japan.

Nhat Ban va nhung lau dai samurai anh 9

Himeji là thành trì nổi danh nhất Nhật Bản, nơi cái đẹp của kiến trúc phong kiến được lưu giữ đến tận ngày nay. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lâu đài nguyên bản lớn nhất còn tồn tại với khuôn viên rộng lớn, tháp chính (tenshu) khổng lồ cùng một số kiến trúc và cổng vẫn còn nguyên vẹn tới ngày nay. Hơn thế nữa, du khách có thể đến đây tham quan dễ dàng bằng các chuyến tàu từ Osaka và Kyoto (ở tỉnh Hyōgo). Ảnh: Japan Guide.

Nhat Ban va nhung lau dai samurai anh 10

Thành Kochi, Marugame, Iyo-Mastsuyama và Uwajima là 4 trong số 12 lâu đài trên đảo Shikoku (tây nam Kyoto) còn sở hữu những tenshu và honmaru (tường thành chính) nguyên vẹn qua những vụ cháy, thảm họa và chiến tranh. Cấu trúc bên trong của thành Kochi khá thú vị. Các phòng tiếp khách vốn nằm ở khu vực phía bên dưới hoặc phía ngoài lại được được bố trí trong nội thành, cạnh tenshu. Ảnh: Japan Guide.

Nhat Ban va nhung lau dai samurai anh 11

Thành Hagi ở bờ tây nam Nhật Bản hẻo lánh, các khu nhà của samurai tại đây mang kiến trúc thời Edo được bảo tồn rất tốt. Tận dụng lợi thế địa hình, một pháo đài quan sát của thành Hagi được đặt trên đỉnh Shizuki, nằm trên một bán đảo nhô ra biển, tạo nên hệ thống phòng thủ kiên cố. Tenshu cũng được bao quanh bởi con hào dưới chân núi. Thành Hagi còn là nơi cư trú của Mori Terumoto, một trong những daimyo giàu có và quyền lực nhất Nhật Bản. Ông bị tước bỏ đất đai ở Hiroshima và bị đày đến đây sau khi ủng hộ phe thua cuộc trong trận Sekigahara năm 1600. Từ đó, đây là nơi cho những kẻ âm mưu chống lại Mạc phủ Tokugawa, dẫn đến sự sụp đổ của Tokugawa vào những năm 1860. Ảnh: Japan Travel.

 

Theo: Zing

Link nội dung: https://doanhnhancuocsong.com/nhung-lau-dai-samurai-o-nhat-ban-a8471.html