Người Việt xa xứ
Theo số liệu của báo Nhân dân năm 2020, hiện nay tổng số người Việt Nam ở nước ngoài khoảng 5,3 triệu người. Người Việt Nam bắt đầu di cư mạnh mẽ vào những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 với mục đích khác nhau. Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) đã đưa ra con số thống kê kể từ năm 1990 đến 2015 đã có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài, trung bình mỗi năm có khoảng 100.000 người Việt di cư.
Với bản chất cần cù, chịu khó, thông minh, người Việt Nam nhanh chóng hòa nhập thành công với cuộc sống ở các nước sở tại. Sự thành công này cũng thể hiện ở lượng kiều hối, theo số liệu của Ngân hàng thế giới, năm 2000, lượng kiều hối chỉ đạt 1,32 tỉ USD thì đến năm 2020 lượng kiều hối đã đạt mức kỷ lục là 17,2 tỉ USD (chiếm khoảng từ 3-8% GDP hàng năm) , Việt Nam đứng vào hàng thứ 11 trên thế giới về kiều hối.
Nỗi lo khi về già:
Làm ăn khấm khá và thành đạt nhưng đã hơn 40 năm trôi qua, những người Việt năm ấy rời quê hương chỉ là những người thanh niên thì nay đến tuổi về hưu, nặng lòng mỗi khi gió thu thổi về.
Ở các nước phát triển phương Tây, những người già thường chọn vào nhà dưỡng lão khi cảm thấy không đủ sức khỏe. Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới WHO, năm 2013, trung bình một nước thành viên EU có 1325 chỗ ở trong nhà dưỡng lão cho 100.000 dân.
Tuy nhiên, với người Việt lớn tuổi, vào nhà dưỡng lão ở phương tây Tây là một lựa chọn khá khó khăn. Trở ngại đầu tiên là về ngôn ngữ, viễn cảnh khi vào nhà dưỡng lão không thể giao tiếp với mọi người làm họ thấy sợ hãi.
Rào cản thứ hai là rào cản về kinh tế. Khảo sát của Genworth năm 2021 đã chỉ ra chi phí trung bình cho một phòng chăm sóc riêng biệt ở viện dưỡng lão của Mỹ vào khoảng 206 triệu đồng/ tháng (khoảng 2,4 tỉ đồng / năm) Ở Anh con số do báo Dailymail đưa ra vào khoảng 50.000 bảng Anh/ năm, chi phí cho một điều dưỡng viên riêng biệt chăm sóc 24/24 vào khoảng 120.000 bảng Anh một năm. Chi phí đó không phải ai cũng có khả năng chi trả.
Ngoài ra, việc ngành dưỡng lão ở các nước phương Tây đang bước vào cơn khủng hoảng thiếu hụt điều dưỡng viên hiện nay cũng gây khó khăn cho người muốn đăng ký dịch vụ. Theo Giáo sư David Grabowski của trường Đại học Havard hiện Mỹ đang thiếu hụt 238.000 điều dưỡng viên.
Một khởi đầu mới:
Theo CNBC, hiện nay mỗi ngày có 10.000 người Mỹ thuộc thế hệ sinh ra sau thế chiến thứ II sẽ bước sang tuổi 65. Đến năm 2050 sẽ có 88 triệu người cao tuổi ở Mỹ. Tình hình ở các nước phát triển ở Châu Âu cũng tương tự. Trong những năm gần đây, những người cao tuổi ở các nước phương Tây đã tìm giải pháp bằng cách tìm đến những trại dưỡng lão ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan.
Theo Dailymail, chi phí cho một người cao tuổi ở nhà dưỡng lão Care Resort ở Chiangmai, Thái Lan bắt đầu ở mức cơ bản với 1 phòng riêng và người điều dưỡng riêng là: 33 triệu đồng /tháng (khoảng 392 triệu đồng/ năm). Với gói cao cấp chi phí 1,25 tỉ đồng / năm, bà Mary từ Kent (Anh) có cả căn hộ xa hoa gồm hai phòng ngủ, hai phòng tắm, thậm chí có cả mảnh vườn nhỏ riêng và bà luôn được 4 điều dưỡng viên thay nhau chăm sóc 24/24. Kể cả gói chăm sóc cao cấp này chi phí cũng thấp hơn rất nhiều so với ở Anh và ở Mỹ.
Dữ liệu đưa ra bởi Statistica cho thấy năm 2017 tổng doanh thu của dịch vụ dưỡng lão ở Thái Lan mới đạt mức 460 triệu Bath (13,7 triệu USD) thì năm 2019, doanh thu này đã tăng gấp đôi ở mức 1008 triệu Bath (30 triệu USD). Doanh thu này dự báo sẽ tăng nhanh trong những năm tới.
Với những người Việt cao tuổi xa xứ, Thái Lan hay Philippin không phải là nơi họ muốn chọn vì cho dù chi phí rẻ, dịch vụ tốt nhưng cũng không phải quê hương mình, những người xung quanh không phải đồng hương, không nói tiếng mình.
So với Thái Lan, Việt Nam có nhiều tiềm năng để cung cấp dịch vụ dưỡng lão. Thứ nhất Việt Nam có khí hậu nhiệt đới với những bờ biển thuộc loại đẹp nhất thế giới. Thứ hai Việt Nam đã có kinh nghiệm trong việc kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng resort với chất lượng hàng đầu thế giới với giá cả cạnh tranh hấp dẫn. Ngoài ra hàng năm Việt Nam đang đào tạo và cung cấp một lượng lớn điều dưỡng viên cho các nước phát triển như Nhật, Đức nên có một nguồn lao động dồi dào và chất lượng. Với định hướng phát triển tốt Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh được với Thái Lan trong việc cung cấp dịch vụ nói trên. Khi Việt Nam có nguồn cung cấp nhà dưỡng lão với chất lượng dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn thế giới, khách hàng trên thế giới sẽ chuyển dịch đến Việt Nam.
Nắm bắt được xu hướng nói trên, Tuấn Minh Group gần đây đã tiên phong cho ra mắt mô hình dưỡng lão 5 sao đầu tiên tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu hồi hương cho những người Việt xa xứ. Viện dưỡng lão Từ Tâm S-Merciful được thiết kế kết hợp hệ thống chăm sóc bệnh Tây y và Đông y phù hợp với thể trạng người Việt. Ngoài ra yếu tố sức khỏe tinh thần của những người cao tuổi được Lãnh đạo Tuấn Minh Group đặt lên hàng đầu. Với phương châm Viện dưỡng lão là nơi bắt đầu một khởi đầu mới chứ không phải nơi kết thúc những người cao tuổi sẽ có cơ hội tham gia các hoạt động, được trải nghiệm khám phá những khả năng chưa được khai phá. Được trở về với quê hương, được nói tiếng mẹ đẻ, được chăm sóc bởi những người đồng hương, những người xa xứ sẽ không phải khắc khoải mỗi khi gió thu thổi về.
Hệ thống Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Từ Tâm S-Merciful
Trụ sở chính: 241 Vũ Tông Phan, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Viện dưỡng lão S-Merciful Resort – Chương Mỹ: Đồng Trữ, Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội
Viện dưỡng lão S-Merciful Resort – Tam Giang: Số 2, Nguyễn Lữ, Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
Viện dưỡng lão S-Merciful Palace – Sơn Trà: 150 Võ Nguyên Giáp, Sơn Trà, Đà Nẵng
Viện dưỡng lão S-Merciful Palace – Q.7: 13-15 Hoàng Quốc Việt, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP HCM
Hotline: 0906885151
Website: https://smerciful.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/duonglaotutam.vn
Email: info@smerciful.com
Link nội dung: https://doanhnhancuocsong.com/la-rung-ve-coi-noi-lo-cua-nhung-nguoi-xa-xu-a9120.html