Bác sĩ YHCT Lê Đình Hùng chia sẻ về Bệnh Gai Cột Sống

19/09/2024 23:36

Gai cột sống là gì? Gai cột sống hay gai đốt sống (Osteophyte) là phần tất yếu của quá trình lão hóa tự nhiên. Khi cơ thể già đi, sự mất nước ở đĩa đệm bị hao mòn. Dây chằng cố định xương cũng trở nên lỏng lẻo. Trong những nỗ lực chống lại quá trình lão hoá này, cơ thể đã tạo ra các mấu xương (gai xương), là các phần xương mọc thêm ra phía ngoài và hai bên của cột sống nhằm duy trì sự ổn định và giảm bớt căng thẳng cho cột sống, lâu dần sẽ hình thành gai cột sống. Đây chính là một trong những biến chứng của căn bệnh thoái hóa cột sống.

cot-song-binh-thuong-va-gai-cot-song-1727454028.jpg

Nguyên nhân gây gai cột sống

Gai xương sống xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhìn chung là bắt nguồn từ sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực thường xuyên và lâu dài, dẫn đến hậu quả sụn xương dưới sụn bị tổn thương, bào mòn, hình thành các gai xương, gây đau và cản trở cử động của khớp. 

Các nguyên nhân chính dẫn đến gai đốt sống:

20220622-gai-cot-song-1-1727454882.jpg

Thoái hoá cột sống: Đây là thủ phạm chính dẫn đến tình trạng gai ở đốt sống. Thoái hoá cột sống khiến sụn khớp bị bào mòn, dễ nứt vỡ. Ngay khi cơ thể nhận thấy sự bất thường này, trạng thái “bồi đắp canxi” lập tức được khởi động. Tuy nhiên, việc bồi đắp sẽ diễn ra không đồng đều gây nên tình trạng chỗ thiếu chỗ thừa. Chỗ thiếu canxi sẽ hình thành các hõm xương, trong khi đó, chỗ thừa canxi gây nên tình trạng gồ ghề, lâu ngày tạo nên các gai xương. 

Viêm khớp cột sống mãn tính: là hiện tượng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát lên nhau. Để khắc phục hiện tượng này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh nhằm giảm bớt áp lực và sự cọ xát, kết quả của quá trình chỉnh sửa này lại gây ảnh hưởng đến phần toàn bộ khớp cột sống, khiến đốt sống bị xơ hóa, mọc gai.

Sự lắng đọng canxi: Thường xảy ra ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống do quá trình lão hóa.

Yếu tố di truyền: Nhiều người khi sinh ra đã di truyền gen làm cho đĩa đệm của họ yếu hơn bình thường. Đây là nguyên nhân khiến bệnh ngày càng trẻ hoá khi nhiều người đã mọc gai ngay từ khi còn rất trẻ. Nếu trong gia đình có nhiều người bị gai xương cột sống thì khả năng di truyền của bệnh càng lớn hơn. 

Chấn thương: Các chấn thương có thể khiến đĩa đệm bị thoát vị. Xương tự sửa chữa sau tai nạn, chấn thương là nguyên nhân khiến gai xương hình thành. 

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh gai đốt sống:

20220622-gai-cot-song-3-1727454898.jpg
  • Người lớn tuổi, đặc biệt là người già do quá trình lão hoá và sự lắng đọng canxi.
  • Người thường xuyên vận động, khuân vác nặng, làm những công việc gây áp lực cho cột sống.
  • Người bị viêm khớp cột sống mãn tính.
  • Người có tiền sử chấn thương, tai nạn.
  • Người thừa cân,hoạt động thể chất mạnh, thường xuyên hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích…

Triệu chứng bệnh gai cột sống

Gai cột xương sống có kích thước rất nhỏ và phần lớn chỉ xuất hiện ở mặt trước và bên của cột sống, do đó không phải ai cũng có triệu chứng và phát hiện sớm, bệnh có thể âm ỉ trong nhiều năm. Chỉ khi gai cọ xát với các xương khác hoặc cọ xát với dây chằng, rễ dây thần kinh… thì người bệnh mới cảm thấy đau.

Rất nhiều bệnh nhân mô tả cơn đau gai cột sống là “đau thấu trời”. Biểu hiện thường gặp là đau vai, đau lưng, đau thắt lưng, đau cổ gáy, lan xuống cánh tay, làm tê tay… Tùy vào mỗi vị trí mọc gai mà người bệnh cảm thấy cơn đau khác nhau.

Theo đó, các dấu hiệu rõ ràng nhất là:

20220622-gai-cot-song-2-1727454922.jpg
  • Đau ở vùng cổ, vai, thắt lưng. Cơn đau tăng lên khi di chuyển, vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Đau tê ở cổ lan qua hai tay hoặc đau ở lưng dọc xuống hai chân.
  • Giảm khả năng vận động ở cổ, cánh tay, tay…
  • Mất cân bằng cơ thể, cơ bắp hoặc tay chân yếu đi.
  • Trường hợp nguy cấp, bệnh nhân sẽ tiểu tiện và đại tiện mất kiểm soát.
  • Trường hợp rất nặng, bệnh nhân rơi vào tình trạng rối loạn thần kinh thực vật (các phản xạ tự động rối loạn, tăng tiết mồ hôi, suy giảm hô hấp…).

Chẩn đoán gai đốt sống

  • Với hệ thống máy móc hiện đại nhất có độ phân giải cao, như hệ thống máy chụp MRI, Micro MRI, máy chụp Xquang thế thệ mới nhất, máy chụp CT 768 vòng,… tại Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, bệnh nhân gai đốt sống được chẩn đoán bằng hình ảnh chụp X-quang, chụp CT hoặc MRI. Ngoài ra, các xét nghiệm cần được đưa ra để chẩn đoán xác định bao gồm:
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra mức độ của một số chất có thể chỉ ra bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc các tình trạng khác là nguyên nhân gây ra gai cột sống.
  • Chụp CT: Nhằm xác định vị trí, tình trạng và mức độ ảnh hưởng của xương, mức độ thay đổi khớp và sự hình thành gai xương.
  • Điện cơ (EMG): Thử nghiệm này được sử dụng để đánh giá và đo tốc độ thần kinh gửi tín hiệu điện về não. Trong quá trình kiểm tra này, các kim nhỏ, mỏng được đặt vào các cơ của cánh tay và chân để ghi lại hoạt động điện và cho biết mức độ của chấn thương dây thần kinh cột sống.
  • Cộng hưởng Từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ chủ yếu để xác định mức độ tổn thương của đĩa sụn và sự chèn ép của dây thần kinh cột sống.
  • Myelogram: Đây là một loại CT scan đặc biệt. Trong thủ thuật này, thuốc cản quang được tiêm vào ống sống, giúp cho tủy sống và rễ thần kinh hiển thị rõ ràng hơn, từ đó dễ dàng xác định được các mức độ tổn thương.
  • Chụp X-quang: Đây là xét nghiệm hình ảnh phổ biến để phát hiện các gai xương và mức độ chèn ép thần kinh.

Điều trị gai cột sống

Ngoài phương pháp Tây y thì các bài thuốc Đông y cũng là một trong các phương pháp điều trị gai cột sống đã giúp được cho nhiều bệnh nhân thoát khỏi những cơn đau lưng hành hạ.

Việc điều trị gai cột sống bằng Đông y có 2 hướng sau:

4-1727454252.jpg
Bác sĩ Lê Đình Hùng - chủ nhiệm Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Lê Hùng

Bác sĩ Lê Đình Hùng - chủ nhiệm Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Lê Hùng chia sẻ vế hướng điều trị gai cột sống bằng Đông y có 2 hướng:

Hướng thứ nhất: Các thầy thuốc bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng các động tác luyện tập để nới giãn cột sống. Ngoài ra, kết hợp với biện pháp vật lý trị liệu như: xoa bóp, châm cứu, kéo giãn đốt sống cũng được áp dụng điều trị.

3-muc-dich-1727454282.jpg

Xoa bóp – bấm huyệt: Đây là biện pháp trị gai cột sống bằng đông y phải sử dụng bàn tay và ngón tay để thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng và day ấn trên các vị trí huyệt chính, bao gồm một số huyệt như: Thận du, Đại trường du, Giáp tích. Trường hợp đau nhức lan xuống mông và chân, có thể áp dụng day ấn thêm các điểm huyệt như: Hoàn khiêu, Ủy trung, Thừa sơn,…

Áp dụng ngay những cách điều trị bệnh gai cột sống bằng đông y như hướng dẫn. Nhưng, người bệnh nên lưu ý trước khi định áp dụng bất cứ cách điều trị hay bài thuốc nào thì mọi người cũng cần đi thăm khám chẩn bệnh cho chính xác để các bác sĩ có lời khuyên đúng đắn.

Hướng thứ hai: Kết hợp với việc sử dụng thuốc uống, thuốc đắp hoặc bài thuốc cao dán được bào chế từ các loại thảo dược có trong tự nhiên.

hung-1727454358.jpg

Những chia sẻ của Bác sĩ Lê Đình Hùng trên đây hi vọng sẽ giúp người bệnh có thêm cách điều trị và giúp việc điều trị thêm hiệu quả.

pk-yhct-le-hung-1727454728.jpg

Để được thăm khám và tư vấn xin liên hệ

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN LÊ HÙNG

Số 100, ngõ 80 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 02463292166/ 0965.149.128

BS. Hùng: 0906.281.013

Thời gian làm việc: 08:00 - 17:30

Page 01: https://www.facebook.com/phongkhamchuyenkhoayhoccotruyenlehung

Page 02: https://www.facebook.com/pkchuyenkhoayhoccotruyenlehung

 

 

 

 

 

Thùy Dương
Bạn đang đọc bài viết "Bác sĩ YHCT Lê Đình Hùng chia sẻ về Bệnh Gai Cột Sống" tại chuyên mục Đời sống. Mọi bài vở cộng tác, viết đăng PR liên hệ điện thoại  0945336600  hoặc địa chỉ email (nguyenhoang.us@gmail.com)