Kỳ 4: Thần y núi Tản cứu người thoát cảnh tàn phế nhờ bài thuốc thảo dược quý hiếm

14/09/2020 09:56

Cầm trên tay kết quả thoái hóa khớp gối của các bác sĩ, bà Xoan đau đớn nghĩ đến ngày không thể đứng trên bục giảng thực hiện sứ mệnh trồng người. Niềm đau ấy từng đẩy bà vào con đường tuyệt vọng khi bệnh trở nặng và có nguy cơ tàn phế. Thế nhưng, trong lúc tuyệt vọng, bà được nhen nhóm niềm tin thoát khỏi cảnh tàn phế khi nghe tin về bài thuốc quý đặc trị bệnh về xương khớp của vị danh y núi Tản.

Nỗi đau của người đứng trước nguy cơ tàn phế

Dù đã thoát khỏi sự hành hạ của căn bệnh thoái hóa khớp, bà Nguyễn Thị Cẩm Xoan (SN 1957, ngụ xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) vẫn rùng mình khi kể lại câu chuyện 7 năm chống chọi bệnh tật. Bà cho biết, những ngày đầu bệnh khởi phát, bà chỉ cảm thấy đau nhẹ, âm ỉ ở mặt trước khớp gối, có cảm giác cứng khớp vào buổi sáng sớm. Tuy nhiên, sau khi bà đi lại một chút, những cảm giác trên tan biến. Nghĩ chỉ là những biểu hiện bình thường của tuổi già, do lao động cực nhọc, bà Xoan không hề chú ý.

Theo thời gian, các triệu chứng trên ngày càng trở nặng. “Là giáo viên, tôi hầu như đứng cả ngày. Có hôm, khi đang đứng giảng bài, tôi cảm thấy đau nhói ở khớp đầu gối, cơn đau ngày càng kéo dài hơn, liên tục hơn. Có hôm, cơn đau xuất hiện, kéo dài khiến tôi đứng lên, ngồi xuống, co duỗi gối, thậm chí việc leo bậc cầu thang cũng thấy khó khăn”, bà Xoan cho biết. Tuy nhiên, bà vẫn giữ ý nghĩ do làm nghề suốt bao năm, phải đứng lên ngồi xuống liên tục, khi đến tuổi xương khớp không còn khỏe. Bà vẫn không đi khám, quyết định ra tiệm thuốc Tây mua thuốc về uống, cắt giảm cơn đau.

Bà nhớ lại: “Sau khi tự mua thuốc uống, cơn đau ngưng hẳn, tôi lại càng xem thường. Nào ngờ, chỉ sau vài hôm bỏ thuốc, cơn đau gối tái phát như có kim từ bên trong châm chích ngược ra ngoài. Có buổi sáng, tôi đau đến nỗi không thể tự mình nhấc chân khỏi giường. Nhìn kỹ, tôi thấy gối sưng đỏ, cơn đau dần lan xuống ống đồng, bắp chân. Mỗi lần như vậy, tôi gần như không thể đi, đứng bình thường được”. Không thể chịu nổi sự hành hạ của cơn đau gối, bà quyết định đến Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình khám. Các bác sĩ tại đây cho biết, bà mắc bệnh thoái hóa khớp gối. “Cầm tờ kết quả trên tay, tôi rất buồn. Đặc biệt, khi bác sĩ nói nếu không chữa trị kịp thời, tôi có thể tàn phế. Nghĩ đến việc không thể đứng lớp, dạy học trò, tự nhiên nước mắt tôi trào ra”, bà Xoan xúc động.

Khám chữa tại bệnh viện tỉnh, bà Xoan được các bác sĩ kê đơn, cho thuốc về điều trị. Tuy nhiên, sau vài tháng, các biểu hiện của bệnh quay trở lại. Bà đau đớn đến mức phải nhờ con cháu mua các loại thuốc giảm đau về sử dụng. Khi gió mùa Đông Bắc kéo về, những cơn đau từ căn bệnh bùng phát dữ dội hơn. “Lúc này, tôi đau đớn khó chịu vô cùng. Tôi không thể tự co, duỗi chân, đi lại cũng hết sức khó khăn. Thương tôi, mấy đứa con đưa tôi lên TP. Hà Nội chữa trị. Khi về, bệnh có thuyên giảm nhưng cũng chỉ được một thời gian. Đôi khi tôi cảm thấy bệnh còn nặng hơn. Có lúc, tôi nghĩ mình đang tàn phế dần”, bà Xoan chia sẻ.

“Thần y núi Tản” khắc tinh bệnh xương khớp

Các thành viên trong gia đình bà quyết định thêm một lần đưa bà lên TP. Hà Nội điều trị. Song, sau một thời gian nằm viện, việc điều trị nội khoa không đạt nhiều kết quả. Bà được chỉ định tiến hành phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo. Bà nhớ lại: “Khi tôi được chỉ định mổ, thay khớp gối cũng là lúc số tiền tích góp của gia đình vơi cạn theo những lần nằm điều trị, thăm khám, thuốc thang. Giờ thêm chi phí phẫu thuật, tôi nghĩ phải bán cả sản nghiệp. Đặc biệt, dẫu có phẫu thuật, bệnh tình của tôi chưa chắc khỏi hoàn toàn nên tôi kiên quyết xuất viện, mặc cho mấy đứa con ngăn cản”.  

Lương y Lý Thị Bích Huệ.

Xuất viện, bà Xoan buộc phải nghỉ dạy. Thời gian của bà chìm trong những cơn đau buốt, tê dại. Để chống chọi cơn đau, bà phải mua thuốc giảm đau tiêm trực tiếp vào đầu gối. Mỗi mũi tiêm như vậy tốn gần triệu đồng nhưng chỉ khắc chế cơn đau được vài tháng. “Lúc đó đau quá, lại phải nằm một chỗ, phiền hà con cháu cơm bưng nước rót, tôi cảm thấy mình đã tàn phế thực sự. Nhiều khi nghĩ mình vô dụng, không còn làm được gì cho xã hội, cộng thêm sự đau đớn khiến tôi cảm thấy cuộc sống này không còn gì đáng luyến tiếc. Nhưng mấy đứa con tôi vẫn khuyên nhủ, nghe đâu có thầy, có thuốc là nó tìm tới, mua về cho tôi dùng. Hơn 7 năm trời, tôi dùng biết bao là thuốc từ thuốc Tây, Tàu, thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc đắp, thuốc bôi,… Nhưng tất cả đều không có tác dụng”, bà Xoan kể.

Tuy nhiên, trong lúc bà tuyệt vọng nhất thì hay tin 1 người bạn của bà ở Ba Vì đã khỏi bệnh thoái hóa khớp. Như bắt được vàng, bà cố liên hệ, hỏi thăm. Bà cho biết: “Lúc bệnh tôi cũng dò hỏi bạn bè khắp nơi để xem ai có thuốc tốt tôi xin về uống. Ở Ba Vì, tôi cũng có bà bạn mắc bệnh thoái hóa khớp. Khi chị ấy khỏi liền gọi điện báo tin rồi giới thiệu lương y Lý Thị Bích Huệ ở núi Tản Viên. Chị ấy nói thuốc của vị này rất tốt, uống trong vòng 3 tháng đã có kết quả khả quan. Sau nửa năm kiên trì điều trị, chị ấy khỏi hoàn toàn. Chị ấy nói lương y Huệ là người kế thừa các bài thuốc gia truyền chữa xương khớp của người Dao nên tôi đặt vé, tìm đến tận nơi xin thuốc”.

Người dân huyện Ba Vì khẳng định, lương y Huệ nổi tiếng từ lâu về nghề thuốc gia truyền người Dao. Đặc biệt, bà là người duy nhất của dòng họ Triệu được kế thừa bài thuốc bí truyền chữa bệnh xương khớp đã giúp cho rất nhiều người khỏi bệnh. Lương y Huệ cho biết, bài thuốc này dựa trên kinh nghiệm chữa bệnh cứu người của ông cha đến đời bà đã được 5 đời. “Khi chị Xoan đến tìm tôi, bệnh của chị đã rất nặng. Chị đi lại hết sức khó khăn nếu không muốn nói là nằm một chỗ. Do đó, tôi phải tìm trong gia phả lưu giữ các bài thuốc quý của dòng họ để tìm ra bài thuốc phù hợp cho chị”, lương y Huệ nhớ lại.

Để chữa cho bà Xoan, vị này đã sử dụng bài thuốc được bào chế từ hơn 50 loại thảo dược cực quý, hiếm trong vùng Tản Viên sơn. Bài thuốc gồm 4 loại thuốc thành phần kết hợp với nhau. Trong 4 loại thuốc này bao gồm: thuốc đặc trị thoái hóa khớp gối, thuốc hoạt huyết bổ thận, thuốc bổ gan giải độc, thuốc kiện tì ích tràng. Mỗi loại thuốc đều được tạo nên bởi rất nhiều các vị thuốc đông y được gia giảm kết hợp theo tỷ lệ nhất định nhằm phát huy tối đa công dụng điều trị bệnh. Để điều trị dứt điểm, không cho bệnh tái phát, lương y Huệ không chỉ cắt thuốc uống mà còn cho bà Xoan dùng thuốc cao gia truyền.

Điều trị một cách kiên trì theo đúng thuốc của lương y Huệ, chỉ sau 1 năm, bà Xoan từ chỗ đứng trước nguy cơ tàn phế đã đi lại bình thường. “Đúng là danh bất hư truyền. Sau 1 năm dùng thuốc, tôi khỏi hoàn toàn và đến nay chưa thấy bệnh tái phát. Khi hết bệnh, tôi trực tiếp đến thăm chị Huệ để cảm ơn. Nhưng, cuộc nói chuyện của chúng tôi không được như mong muốn vì chị Huệ phải liên tục tiếp bệnh nhân, người lên lấy thuốc, người đến cảm ơn,… Tuy nhiên, tôi cũng không vì thế mà cảm thấy phiền. Bởi, từ đó tôi tin chắc rằng đã có rất nhiều người như tôi được bà chữa khỏi bằng phương thuốc bí truyền kỳ diệu của mình”, bà Xoan cho biết.

(Còn nữa…)

“Khắc tinh” của bách chứng xương khớp

Lương y Triệu Thị Hòa, Chủ tịch Hội Đông y xã Ba Vì, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội, cho biết: “Thuốc gia truyền của người Dao nổi tiếng có công dụng hữu hiệu từ bao đời nay. Đặc biệt, thuốc trị xương khớp của lương y Lý Thị Bích Huệ được ghi nhận là có khả năng chữa khỏi các chứng đau xương khớp. Hơn ai hết, người dân tộc Dao sống ở vùng hẻo lánh, thường xuyên chịu cái lạnh thấu xương. Thế nên, họ sớm đã bào chế ra loại thuốc để đánh tan các cơn đau buốt từ xương khớp”.

Để tìm hiểu thông tin rõ hơn về bài thuốc đặc trị xương khớp của lương y Huệ, bạn đọc có thể liên lạc số điện thoại 0938.208.815

Lam Giang
Bạn đang đọc bài viết "Kỳ 4: Thần y núi Tản cứu người thoát cảnh tàn phế nhờ bài thuốc thảo dược quý hiếm" tại chuyên mục Đời sống. Mọi bài vở cộng tác, viết đăng PR liên hệ điện thoại  0945336600  hoặc địa chỉ email (nguyenhoang.us@gmail.com)