Kỳ 9: Những “kỳ hoa dị thảo” quý hiếm trong bài thuốc trị bệnh tiểu đường của người Dao

02/10/2020 10:15

Bài thuốc của lương y Huệ là tổng hòa của những vị thuốc quý, được hái từ những vách đá cheo leo ở ngọn núi Ba Vì. Lương y Huệ chia sẻ, chỉ có đất Ba Vì mới có những loại thuốc là “kỳ hoa dị thảo”, vô cùng quý hiếm, được kết hợp theo từng bí quyết riêng của mỗi lương y, thì mới làm nên bài thuốc là khắc tinh của bệnh tiểu đường. Đó cũng là bí quyết chữa bệnh của người Dao “Quần chẹt” nơi đây.

Tổng hòa của các vị thuốc quý

Lương y Lý Thị Bích Huệ (ngụ thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội)  học nghề thuốc từ khi mới lên 5. Hồi đó, lương y Huệ thường xuyên được mẹ dẫn đi theo hái lá thuốc trên rừng sâu, rồi cắt thuốc cho người bệnh. Bà còn học được ở mẹ các bí quyết phơi, sao thuốc, sao cho chất lượng thuốc tốt nhất mà vẫn giữ được tính dược liệu cao nhất. Tiếp xúc lâu năm với cây thuốc, đến giờ lương y Huệ có thể nhận mặt, biết tên hàng trăm loại dược liệu quý. Nhiều năm gắn bó với nghề, ám ảnh với hình ảnh đau đớn, kiệt quệ về sức khỏe của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, lương y Huệ đã dày công nghiên cứu để có được bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả.

Bài thuốc là sự chắt lọc những tinh hoa cổ truyền của người Dao, kết hợp với những sáng tạo sau rất nhiều năm nghiên cứu, học hỏi các bài thuốc và cây thuốc của lương y Huệ. Bài thuốc quý đã giúp nhiều người thoát khỏi chứng bệnh khiến họ mờ mắt, buồn nôn, thường xuyên đi tiểu vặt, gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy thận, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, lao phổi,…

Số bệnh nhân tìm đến bà chữa trị không thể đếm xuể, họ hầu hết đều đến từ các tỉnh trong cả nước như Ninh Bình, Tuyên Quang, Sơn La, Đà Nẵng, Quãng Ngãi, TP.HCM…nhưng đông nhất vẫn là bệnh nhân đến từ TP. Hà Nội.

Cứu người như cứu hỏa

Lương y Huệ kể, rất nhiều bệnh nhân đến chữa trị, nhưng bà chỉ nhớ mặt được vài chục người, vì những người này đều để lại cho bà những ấn tượng khó phai mờ. Ông Trần Vinh Tiến (ngụ quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội ) là một trong những bệnh nhân bà nhớ nhất. Ông Tiến mắc bệnh tiểu đường được 4 năm trời, kiêng khem rất nhiều, thuốc Tây thuốc ta uống đủ cả. Tuy nhiên, bệnh tình của ông chỉ có tiến triển nhưng không khỏi hẳn.

Một lần đang làm vườn, ông Tiến chợt thấy hoa mắt, nhìn mọi vật mờ dần, có cảm giác như bị đè, bị ép ở ngực, khó thở, toát mồ hôi, buồn nôn rồi ngất đi, khi tỉnh dậy đã thấy con cháu đưa tới bệnh viện cấp cứu. Các bác sĩ xét nghiệm thấy lượng đường huyết của ông Tiến tăng cao trên 200mg/dl. Từ đó, ông Tiến phải thường xuyên đến bệnh viện làm các xét nghiệm theo định kỳ và mua thuốc Tây giúp ổn định đường huyết. Tài sản, của cải của 2 ông bà cứ thế lần lượt trở thành những liều thuốc, vị thuốc điều trị cho căn bệnh của ông. Một lần đọc báo, thấy bài viết viết về lương y Huệ, ông Tiến bảo gia đình đưa ông lên tận Ba Vì để lấy thuốc. Chiều lòng ông, các con ông chở ông lên Ba Vì để gặp lương y Huệ, rồi được cắt thuốc uống.

Lương y Lý Thị Bích Huệ.Lương y Lý Thị Bích Huệ.

Uống thang thuốc đầu tiên trong một tháng đầu, ông thấy sức khỏe mình có nhiều tiến triển, không còn thấy hoa mắt, chóng mặt. Một tháng sau, ông vui sướng liên lạc với lương y Huệ thông báo tình hình sức khỏe, rồi nhờ bà gửi cho thêm mấy thang thuốc nữa, uống tiếp trong những tháng tiếp theo rồi theo dõi sức khỏe thường xuyên. Kết quả mấy tháng sau, lượng đường huyết của ông đã ổn định dần dần và cho đến nay, sức khỏe của ông Tiến rất tốt. Một đồn mười, từ đó bệnh nhân tiểu đường từ khắp mọi nơi liên tục tìm về nhờ bà Huệ chữa trị.

Ông Nguyễn Quốc Hưng (ngụ huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội) cũng là một trong những người lấy thuốc của lương y Huệ ngay khi phát hiện ra mình bị tiểu đường. Cách đây 2 tháng, ông Hưng hay thấy khát và uống rất nhiều nước, tiểu nhiều, rồi sụt cân nhanh, mờ mắt và có cảm giác tê đầu ngón chân.

Người nhà đưa ông vào viện khám bệnh mới phát hiện ra ông bị bệnh tiểu đường giai đoạn 1. Sau nhiều ngày nhập viện điều trị, truyền dịch và insulin, ông mới hồi sức. Nghe nhiều người nói về lương y Huệ, ông nhanh chóng sắp xếp công việc rồi cùng người nhà lên thôn Yên Sơn, tìm đến nhà lương y Huệ để cắt thuốc. Đúng như những gì ông kỳ vọng, chỉ sau 3 tháng, căn bệnh tiểu đường của ông đã bị đẩy lùi, sức khỏe có nhiều tiến triển, lượng đường huyết đã ở mức ổn định.

Được biết, tiểu đường là một bệnh mãn tính liên quan đến sự gia tăng chất đường trong máu xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tiểu đường trong đó thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân chính làm tỷ lệ người mắc bệnh này ngày càng tăng cao. Bệnh tiểu đường là một trong các thủ phạm gây nên các bệnh mù lòa, tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận, liệt dương…

Nói về bài thuốc trị bệnh tiểu đường của mình, lương y Huệ cho biết: “Những cây thuốc  dùng trong bài thuốc này đều là những cây cỏ thuốc nam, mọc trong rừng núi Ba Vì và chỉ có người Dao mới nhớ mặt, đặt tên cho những vị thuốc ấy. Ngoài ra, còn dùng một số loại thảo dược nữa như đảng sâm, thục địa, táo nhân, bạch thược, xuyến khung, trần bì, cỏ ngọt có tác dụng ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh gây ra.  Nguyên lý chữa bệnh của bài thuốc là điều trị một cách toàn diện, coi cơ thể là một thể thống nhất với nhau, tiến hành thải độc rồi mới bồi bổ nhằm phục hồi chức năng tuyến tụy để sản xuất ra insulin cung cấp cho cơ thể như bình thường”.

Do dùng các thảo dược lành tính nên trong quá trình điều trị, bài thuốc chữa tiểu đường không gây tác dụng phụ, mà còn có tác dụng hạ mỡ máu, mỡ gan, bồi bổ lục phủ, ngũ tạng, giúp bệnh nhân tăng cường sức khỏe. Lương y Huệ còn cho biết thêm, để điều trị hiệu quả, người bệnh phải uống thuốc đều đặn và kiêng ăn đồ ngọt, hạn chế ăn cơm mà thay bằng các loại rau, có như vậy lượng đường mới giảm dần và tiến tới ổn định, khi sức khỏe khá dần, bệnh nhân nên duy trì việc tập thể dục điều độ để tăng cường sức khỏe.

Lại kể về những bệnh nhân được lương y chữa khỏi bệnh tiểu đường, đến nay vẫn còn liên hệ và giới thiệu bà với rất nhiều những bệnh nhân đang chống chọi với căn bệnh mãn tính này. Ông Nguyễn Quốc Đạt (ngụ đường Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM) là một trong những người như vậy. Lúc mới biết mình bị bệnh tiểu đường, ông có nhiều dấu hiệu như mắt mờ nhìn không rõ mọi vật, thường xuyên đau đầu, khát nước và đi tiểu nhiều. Lúc đi khám, ông được chẩn đoán mắc tiểu đường tuyp 2, thường xuyên phải tiêm insulin theo định kì để duy trì sự sống. Nhưng do hoàn cảnh khó khăn, không có nhiều tiền điều trị, ông không thể chạy chữa ở bệnh viện vì chi phí quá đắt đỏ nên đành về nhà.

Đọc báo biết ở Ba Vì có lương y chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc Nam rất tốt, lại không phải mất nhiều tiền cho mỗi thang thuốc nên ông Đạt hy vọng lắm. Ông gọi điện cho lương y Huệ, kể về bệnh tình của mình rồi nhờ bà cắt cho 2 thang thuốc uống dần, nếu thấy khá hơn thì lấy nhiều thang nữa. Chẳng ngờ, chỉ sau 2 thang thuốc, bệnh tình của ông tiến triển hơn rất nhiều, đi khám, các bác sĩ bảo lượng đường huyết của ông đang dần ổn định và còn hỏi ông có phương pháp nào mà hiệu nghiệm đến vậy.
Thấy sức khỏe mình tiến triển, ông Đạt gọi điện cám ơn lương y Huệ rồi nhờ bà bốc thêm mấy thang thuốc nữa, uống dần trong những tháng tiếp theo để ổn định sức khỏe. Đến giờ, ông Đạt vẫn thường xuyên gọi điện thăm hỏi và không quên nhắc đến ơn cứu mạng của lương y Huệ.

Kể về quá trình làm thầy thuốc của mình, lương y Huệ luôn coi đó là một cái duyên trong đời. Lương y Huệ luôn tâm niệm, cứu người như cứu hỏa, chỉ cần người bệnh tìm đến mình, thì dù thế nào bà cũng phải cố gắng cứu lấy tính mạng của họ cho kỳ được.

Điện thoại  liên hệ tìm hiểu về bài thuốc và lương y  số : 0938.208.815.

Lam Giang
Bạn đang đọc bài viết "Kỳ 9: Những “kỳ hoa dị thảo” quý hiếm trong bài thuốc trị bệnh tiểu đường của người Dao" tại chuyên mục Đời sống. Mọi bài vở cộng tác, viết đăng PR liên hệ điện thoại  0945336600  hoặc địa chỉ email (nguyenhoang.us@gmail.com)