NSND Kim Cương: “Hai, ba giọt mưa rớt trên vai, tôi biết đã đến lúc nghỉ hát…”

22/10/2020 07:39

Sinh ra trong một gia đình có 4 đời theo nghề hát, NSND Kim Cương không biết tự bao giờ bản thân thuộc về sân khấu. Tất cả đến một cách tự nhiên như được an bài từ trước. Nhưng, khi dừng lại, bà đã đau đáu rất nhiều. Để đi hát, bà phải đánh đổi sức khỏe, tình yêu… nên ngẫm đến lúc cần dừng lại, bà không hề nuối tiếc những hào quang đã cũ.

Kỳ nữ của ngành sân khấu

Đến lúc nào, NSND Kim Cương nhận ra bản thân thuộc về sân khấu và phải bằng mọi giá phải sống với đam mê?

Tôi sinh ra và ln lên trong mt gia đình không bình thưng, cả 4 đời đều hoạt động trong ngành sân khấu. Tôi thuộc đi th 4, sng chết với ngành sân khu. Ngành sân khu nhng năm 30 của thế kỷ trước, xã hi đánh giá nghệ sĩ thp lm và cho rằng “xưng ca vô loại”. Thế nhưng, gia đình tôi mang mt đam mê sân khu rất lớn nên mi chp nhn tt c các đnh kiến đó.

Tôi lên sân khu lúc 18 ngày tui. Tôi không biết t bao gi bn thân thuc v sân khu. Bởi, tôi th bng sân khu, sng bng sân khu, vui bun vi sân khu. Ti năm 9 tui, ba mt má không mun cho tôi hát nên đưa vào trưng bà Phưc.

Gia đình tôi lạ lắm, dù cả nhà đều theo sân khấu nhưng lúc nào cũng tìm cách cấm cản. Giống như má Năm Ph, mt ngưi ngh sĩ mà chú Năm Châu nói 100 năm v trưc 100 năm v sau không có mt ngưi ngh sĩ nào khác sánh bằng, cũng bắt đầu sự nghiệp trong sự ngăn cản của gia đình. 11 tuổi, má Năm bỏ nhà trốn đi theo đoàn hát. Ông Ngoại của tôi đã từ mặt má Năm cho tới lúc chết. Tới chết, ông cũng không cho má Năm gặp mặt. Gia đình tôi kỳ cục lắm, không giống ai hết. Tất cả 6 người con trai đều học hành tử tế, tất cả con gái đi hát hết.

Trong tiềm thức của tôi, tôi nghĩ trời sinh tôi ra đã dành cho sân khấu, cho tôi một tâm hồn nghệ sĩ. Chất nghệ sĩ của tôi có lẽ đến chết cũng không hết. Chất nghệ sĩ giúp tôi làm được rất nhiều chuyện.

Vậy, bà cũng bị gia đình cấm đi hát?

Má không muốn tôi theo nghiệp hát, không muốn đời tôi dính đến nghề hát, má bắt tôi không được bén mảng tới rạp hát. Bởi má tôi và má Năm là 2 người đạt đến tột đỉnh vinh quang của sân khấu cũng như tột đỉnh cay đắng của nghề.

Má tôi có nói mà tôi xác định một điều là làm nghệ thuật phải hy sinh thật nhiều, phải chấp nhận hy sinh cá nhân. Và, trong nghề này, người đàn ông hy sinh ít hơn người phụ nữ. Thành ra, má tôi dứt khoát không cho tôi theo nghề hát.

Hồi nhỏ, lúc ba còn sống, tôi theo đoàn hát nên cũng cảm nhận được những tủi cực của nghề. Có lúc được ngủ khách sạn 5 sao, có khi ngủ thất thực, không có chỗ ngủ. Ở những nơi không có rạp, đoàn của ba tôi phải hát ở chợ. Khoảng 6h chiều, mấy người trong đoàn phải ghép các sạp thịt lại làm sân khấu như đoàn hát rong.

Nghề hát trước những năm 1930 gian truân lắm. Thường thường, mấy ghe hát đi hết tỉnh này đến tỉnh kia, thành công thì ở khách sạn, không có tiền thì xin vô trong trường học ở.

Thế rồi sao bà lại được lên sân khấu và thành công rực rỡ?

Tới năm 17 - 18 tuổi, tôi còn dự tính sẽ đi tu theo mấy sơ trong trường dòng. Tuy nhiên, trong một lần về Châu Đốc thăm má, tôi trở lại sân khấu như một định mệnh. Đêm đó, trong lúc đoàn đang diễn thì bỗng nhiên có súng nổ ở phía xa xa. Đoàn hát được lệnh phải đóng cửa rạp để giữ khán giả không ra ngoài, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Để mọi người không hoảng loạn, đêm diễn vẫn tiếp tục. Tiếng súng nổ mỗi lúc một gần, mỗi lúc một lớn. Đoàn hát phải cố hát to hơn, hay hơn để khán giả không chú ý đến tình hình chiến sự bên ngoài. Cuối cùng, vở hát đã đến hồi kết nhưng tiếng súng vẫn chưa dứt. Khán giả không thể ngồi mãi trong rạp. Má tôi suy nghĩ một lúc rồi quyết định cho diễn viên lần lượt ra sân khấu. Người ca vọng cổ, người hát tân thời,… chờ tiếng súng kết thúc.

Các cô chú trong đoàn lần lượt ra sân khấu cho đến khi không còn ai có thể hát thêm được nữa. Trong khi đó, tình hình vẫn chưa ổn định. Má nhìn tôi lo lắng. Má hỏi tôi có biết hát bài nào không. Tôi nói tôi biết hát bài Nụ cười sơn cước. Má ngập ngừng vài giây rồi bói: “Kim Cương con ra đi”.

Vậy là hơn 10 năm xa sân khấu với nỗi nhớ dai dẳng, tôi đã trở lại sân khấu. Tiếng hát lúc này mang phận sự giữ chân người và tôi hát say sưa. Những hào hứng của ngày thơ ấu trong tôi sống lại.

Biệt danh “kỳ nữ” được gắn với tên tuổi bà từ lúc nào?

Sau lần hát ở Châu Đốc, má tôi bàn với soạn giả Duy Lân viết riêng cho tôi một vở. Không lâu sau, soạn giả Duy Lân cho ra đời vở Giai nhân và Ác quỷ dành riêng cho tôi. Ngay lập tức, vai diễn của tôi nổi đình nổi đám trong giới Cải lương.

Báo chí thời đó khen ngợi tôi hết lời, xem tôi như một hiện tượng. 19 tuổi, tôi có bản lĩnh diễn xuất hơn người. Lúc đó, trên tờ báo Tiếng dội, ký giả Nguyễn Ang Ca ưu ái đặt cho tôi biệt danh “kỳ nữ”.

Chủ động nhắn Thẩm Thúy Hằng: “Những người mê bà, họ không bao giờ mê tôi”

Người ta thường bảo người đời đã sân si, giới nghệ sĩ còn sân si hơn nhiều. Thời của chị, giới nghệ sĩ có rơi vào vòng xoáy cạnh tranh, ghét ngầm nhau không?

Trong cuộc sống có thể có nhiều người làm giám đốc, bác sĩ, MC… nhưng khi lên sân khấu chỉ có một mặt trời, một kép chánh, một đào chánh thôi. Bình thường người ta đã sân si rồi, cộng thêm cảm tính của nghệ sĩ rất mãnh liệt nên chuyện ganh ghét nhau rất bình thường.

Người ta nói “mấy cô ca sĩ có thương nhau bao giờ” là vậy. Nhưng mà, đối với anh em nghệ sĩ, giận đó, chửi đó, đánh lộn đó nhưng rồi vài bữa lại rủ nhau cà phê. Mọi chuyện lại trở về bình thường.

NSND Kim Cương có bị cuốn vào những chuyện sân si, nhỏ nhen đó không?

Hồi nhỏ, tôi cũng bị cuốn vào vòng xoáy sân si đó. Hồi tôi mới bắt đầu đi hát, tôi cũng như mọi người nhưng may mắn, tôi vào nghề là được làm đào chánh liền. Đoàn hát của gia đình nên tôi không chịu những cái cực khổ như chị Út Bạch Lan, không chịu những thử thách như các chị em nghệ sĩ khác.

Do đó, khi đi tranh đấu cho chị Út Bạch Lan được phong tặng danh hiệu NSND, tôi có nói: “Chị Út Bạch Lan xứng đáng với danh hiệu NSND hơn tôi nhiều. Bởi tôi sinh ra đã được cả nhà bảo bọc, có đoàn hát nhà đi ra làm đào chánh, làm trưởng đoàn liền… Tôi muốn hát tuồng nào, tôi lựa tôi hát, còn chị Út Bạch Lan, cũng như Lệ Thủy… cùng nhiều em khác phải đi giặt từng cái quần cái áo của đào chánh, kép chánh để xin được theo đoàn hát. Mấy người đó xứng đáng hơn tôi nhiều mà tại sao không công nhận những cống hiến của họ”.

Chắc chắn, tôi cũng gặp sự đố kỵ của nhiều người hay bản thân tôi có đôi lần đố kỵ người khác. Nhưng may mắn, tôi có được giáo dục của gia đình và những năm học trong trường dòng dạy tôi biết nghĩ hơn. Mình có sự đố kỵ nhưng mình biết kiềm chế, mình biết nghĩ.

Hồi đó, báo chí hay khai thác những mâu thuẫn của nghệ sĩ để có tin bài. Như bà này nghịch bà kia, bà kia ghét bà nọ. Tôi cũng bị như vậy. Lúc đó, tôi và chị Thẩm Thúy Hằng là những ngôi sao được nhiều người quan tâm, những tin tức về chúng tôi luôn được đón đọc rầm rộ. Thế nên, một nhóm nhà báo theo nịnh chị Hằng, họ đốc thúc chị ấy nói bà Kim Cương thế này thế kia, rồi một nhóm theo tôi kêu tôi nói chị Hằng này kia nọ.

Mình là con người, lại còn trẻ nên cũng có sự hiếu thắng nhưng may mắn, tôi biết dằn. Hồi nhỏ, tôi đã biết nghĩ, 100 người bán 1 vạn người mua. Có những người thích chị Thẩm Thúy Hằng, có người thích Kim Cương. Để giải quyết chuyện ấy, tôi có nhắn chị Hằng. Tôi nói: “Bà đừng có nghe lời họ, hai đứa mình giận nhau để làm cái cớ cho họ khai thác bán báo, có một điều bà yên tâm những người mê bà, họ không bao giờ mê tôi, những người mê tôi không mê bà đâu, bà đừng sợ”.

Bởi thật tình, họ mê chị Thẩm Thúy Hằng là họ mê cái đẹp. Chị ấy đẹp lắm! Còn sự thật khán giả quý tôi, họ theo tôi là tài năng và cái duyên dáng, chứ không phải cái đẹp. Tôi biết suy nghĩ vậy nên “thắng” mình lại, không bị cuốn theo những hơn thua đó.

Một trong những may mắn trong đời tôi nữa là tôi biết Phật pháp. Tôi học Phật pháp nhiều lắm. Phật pháp có dạy nhiều cách, trong đó có cái cách mình đặt mình vào quán đổi. Ví dụ như ai làm gì tôi giận, tôi sẽ tự hỏi tại sao người ta làm vậy, nếu mình là họ mình có như vậy không… Và rồi, tôi bỏ qua tất cả.

Mưa rớt trên vai, tôi biết đã đến lúc nghỉ hát…

Đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, tại sao bà lại chọn dừng lại và nghỉ hát?

Tôi nghỉ hát đương (đang – PV) lúc nổi tiếng, đoàn Kim Cương đang nổi tiếng.

Lý do thứ nhất, người nghệ sĩ thông minh phải biết chọn thời điểm dừng đúng lúc. Lúc đó, tôi khoảng năm mươi mấy tuổi, còn đang phát triển mạnh lắm. Nhưng, tôi muốn từ giã sân khấu trong hào quang của những cô Bê bán hột vịt lộn, cô Diệu trong Lá sầu riêng. Tôi không muốn đợi đến khi già vẫn phải lụm khụm đi tấu hài, phải làm đủ thứ chuyện. Tôi không muốn khán giả thấy mình trong hình ảnh đó.

Lý do lớn nhất khiến tôi nghỉ hát là má. Lúc đó, má tôi đã lớn tuổi, không thể đi theo đoàn hát nữa. Nếu tôi còn quản lý đoàn hát thì phải đi theo đoàn, bỏ má ở nhà một mình, tôi không yên tâm.

Thứ ba, lúc đó, sân khấu bắt đầu xuống, đoàn tôi là đoàn tập thể, một cây đinh tôi cũng phải chạy tiền mua. Thành ra, tôi chịu không nổi, gánh vác không nổi nữa. Gần 20 năm, tôi gánh vác đoàn, để rồi phải mất chồng, mất cả con người mình. Tới lúc đó, sức khỏe tôi chịu không nổi nữa.

Nghệ sĩ Kim Cương làm từ thiện.

Lần cuối cùng tôi quyết định nghỉ là khi đưa đoàn ra miền Trung hát. Đi Trung, tiền xe mấy trăm ngàn, tiền phòng ăn ở của 70 anh em, tiền rạp tiền cơm, chưa kể tiền lương. Đi miền Trung không hát trong rạp, đoàn của tôi phải hát ngoài sân, hát ngoài bãi. Chuyến đó bị mưa liên tục, không diễn được. Tôi bán hết đồ đạc mang theo, rồi mượn nữ trang của đứa này nữ trang của đứa kia để bán.

Khi đoàn đến Cam Ranh, mưa hai ba ngày, khiến ai cũng rầu. Có bữa đó, trời sáng nắng. Nắng lên, anh em trong đoàn cười nói vui vẻ diện quần áo đi ăn. Đến chiều, khi chúng tôi trên đường đi ra bãi diễn, trời lại chuyển mưa, hai ba giọt mưa rớt trên vai tôi. Lúc ấy, tôi như muốn xỉu… Áp lực như vậy. Lúc đó, tôi nghĩ đã tới lúc mình nghỉ rồi.

Nếu lúc đó, tôi không phải là trưởng đoàn, chỉ làm nghệ sĩ thôi, có lẽ tôi không phải áp lực như vậy. Vả lại, sau 20 năm Giải phóng, anh em đoàn hát cũng ổn định hết rồi, tôi có quyền sống cho tôi, cho má.

Có phải do bà đã có đủ điều kiện kinh tế nên mới dám nghỉ hát, chứ nhiều nghệ sĩ khác, việc đi hát không đủ sống nhưng người ta vẫn cố làm việc đến sức yếu?

Ăn thua mình sống sao, nếu mình đòi hỏi xe sang hay nhiều thứ sang trọng khác thì không bao giờ thấy đủ và muốn dừng lại. Lúc đó, con tôi đi học về rồi, lo gia đình rồi. Lương cũng được lắm, tôi có chỗ nương tựa rồi. Tôi không lo nặng chuyện gia đình nữa.

Có mấy ai hiểu, trong thời gian 20 năm trời, thứ Hai, tôi mới được nghỉ. Khi được chở đi ngoài đường, tôi thấy bóng đèn mà mừng như con nít. Bởi ngày nào, cũng 6h chiều là xách áo vô rạp hát. Có người hỏi tôi ăn Tết thế nào, mấy chục năm trời, tôi không biết ăn Tết thế nào. Tôi chỉ ăn Tết với má vào tối 30. Mới giao thừa, má ngồi đó, chúng tôi đến lạy má, mừng tuổi má rồi 8h sáng mùng 1 xách áo vô rạp ở luôn tới 12h khuya.

Cứ như vậy, sức lực con người cũng mòn mỏi chứ. 20 năm rồi, buông đi chứ, cho tôi sống cho tôi đi chứ.

Ngọc Lài
Bạn đang đọc bài viết "NSND Kim Cương: “Hai, ba giọt mưa rớt trên vai, tôi biết đã đến lúc nghỉ hát…”" tại chuyên mục Doanh nghiệp. Mọi bài vở cộng tác, viết đăng PR liên hệ điện thoại  0945336600  hoặc địa chỉ email (nguyenhoang.us@gmail.com)