Chậm nói ở trẻ là một vấn đề đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay. Chậm nói ở trẻ là việc trẻ em không phát triển được kỹ năng ngôn ngữ bình thường so với trẻ em cùng trang lứa. Với tình trạng này nếu không can thiệp kịp thời, các em sẽ gặp phải những khó khăn trong cuộc sống của mình.
I. Trẻ chậm nói - Hậu quả và nguyên nhân
Hiện nay, tỉ lệ trẻ em chậm nói ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 10% trẻ em trên toàn thế giới bị chậm nói, trong đó có nhiều trẻ em ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, tỉ lệ này cũng không hề thấp, khoảng 20-30% trẻ em từ 2-3 tuổi bị chậm nói. Đây là một con số khá đáng báo động, đặc biệt là khi mà kỹ năng ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống.
1. Hậu quả của chậm nói ở trẻ
Chậm nói ở trẻ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là sự phát triển tâm lý xã hội. Các em sẽ gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người xung quanh, gây ra sự cô đơn, lo âu, khó khăn trong việc hòa nhập vào xã hội.
Bên cạnh đó, chậm nói ở trẻ còn gây ra hậu quả về mặt học tập. Khi không thể hiểu và giao tiếp tốt, trẻ sẽ khó có thể tiếp thu kiến thức và tham gia các hoạt động học tập như các bạn bình thường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tiến bộ trong học tập của trẻ, gây ra tình trạng tự ti, thiếu tự tin và tụt hạng trong kết quả học tập. Hậu quả của vấn đề chậm nói đối với trẻ là rất nghiêm trọng. Nếu không được can thiệp kịp thời và hiệu quả, vấn đề này có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành và ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
2. Nguyên nhân chậm nói ở trẻ
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chậm nói ở trẻ. Điển hình là yếu tố di truyền, môi trường sinh hoạt và học tập không tốt, chế độ dinh dưỡng thiếu dưỡng chất.
Trước tiên, chậm nói có thể do yếu tố di truyền. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có mối liên hệ giữa chậm nói và di truyền. Nếu một trong hai cha mẹ hoặc anh chị em của trẻ có vấn đề về ngôn ngữ, khả năng cao trẻ sẽ có nguy cơ cao bị chậm nói.
Môi trường gia đình cũng có tác động đáng kể đến khả năng nói của trẻ. Nếu trẻ sống trong môi trường thiếu tình yêu thương, không được tạo điều kiện để giao tiếp hoặc không được truyền đạt những kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, trẻ có thể khó khăn trong việc phát triển kỹ năng nói.
Chế độ ăn thiếu dưỡng chất có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm nói. Khi trẻ thiếu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não, chức năng ngôn ngữ và trí thông minh có thể bị ảnh hưởng. Cụ thể, các dưỡng chất như protein, vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, magie và omega-3 đều là các yếu tố cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Thiếu hụt một trong những dưỡng chất này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, bao gồm trí não và chức năng ngôn ngữ.
Ngoài ra, việc sử dụng thiết bị điện tử có thể khiến trẻ bị chậm nói. Nhiều trẻ em đã được cho sử dụng các thiết bị này từ rất sớm, khiến cho trẻ không tập trung vào các hoạt động khác như đọc sách, nghe nhạc hoặc chơi đùa với bạn bè. Việc sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử có thể dẫn đến thiếu tương tác xã hội, làm cho trẻ khó khăn trong việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp.
Ngoài các nguyên nhân như yếu tố di truyền, môi trường, chế độ dinh dưỡng, chậm nói ở trẻ còn có thể do rối loạn phổ tự kỷ và tăng động giảm chú ý gây ra.
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một rối loạn phát triển về tương tác xã hội và giao tiếp. Các em bị rối loạn phổ tự kỷ thường có khó khăn trong việc giao tiếp, hiểu ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và cảm xúc. Chậm nói ở trẻ có thể là một biểu hiện của rối loạn phổ tự kỷ.
Ngoài ra, tăng động giảm chú ý (ADHD) cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến chậm nói ở trẻ. Trẻ em mắc hội chứng ADHD thường có khó khăn trong việc tập trung và chú ý, dẫn đến khó khăn trong việc học tập và giao tiếp. Các em cũng có thể bị gián đoạn trong việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ, dẫn đến chậm nói.
Qua đây chúng ta thấy, chậm nói ở trẻ là một vấn đề đáng quan tâm, cần được xử lý kịp thời để trẻ phát triển tốt hơn. Để giúp các em vượt qua vấn đề này, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các phương pháp hỗ trợ phù hợp để các em cải thiện kỹ năng giao tiếp, giúp các em chuẩn bị hành trang vững vàng cho tương lai.
II. Giải pháp cho trẻ chậm nói
Hiện nay, trên thị trường cũng đã có những sản phẩm hỗ trợ trẻ chậm nói, tăng động và rối loạn phổ tự kỷ. Tiêu biểu là TPBS Venius của Công ty TNHH GOLDEN GENERATION Việt Nam. Venius là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ như GABA, DHA các vitamin nhóm A, B, kẽm, sữa non, Taurine, Axit,…các thành phần này có tác dụng phát triển toàn diện cả về não bộ, thị lực và thể chất của trẻ.
Khi nghe đến Venius có thể hỗ trợ trẻ phát triển cả trí não và thị lực, bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch chắc hẳn các bậc phụ huynh cũng tò mò rằng bảng thành phần có gì đặc biệt mà hiệu quả đến như vậy. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để giải đáp những băn khoăn này nhé!
1. Thành phần của Venius
1.1. Gamma-aminobutyric acid (GABA)
GABA là một amino acid không thể thiếu đối với cơ thể, giúp duy trì sự hoạt động của não bộ. Có vai trò chính trong việc giảm bớt hoạt động của các neuron thần kinh và ức chế sự lan truyền của các tế bào dẫn truyền.
GABA khi kết hợp với protein trong não bộ sẽ tổng hợp thành thụ thể GABA có tác dụng xoa dịu hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng, lo âu cho trẻ. GABA là hoạt chất não bộ có khả năng tự tổng hợp được tuy nhiên đôi khi sự tự tổng hợp này không đủ cho nhu cầu sử dụng của não bộ. Thiếu hụt GABA có thể gây ra sự căng thẳng, hồi hộp, từ đó giảm sự tập trung chú ý của trẻ.
1.2. Dry-DHA 11%
DHA là một loại acid béo không no chuỗi dài, chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám và tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh. Điều này giúp thúc đẩy quá tình trạng phát triển não bộ, thông tin được dẫn truyền tới não bộ, và từ não bộ tới các cơ quan trong cơ thể một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Nếu trong quá trình phát triển trẻ bị thiếu hụt DHA sẽ dẫn đến tình trạng chỉ số thông minh (IQ) của trẻ thấp hơn bình thường.
Tác dụng của DHA còn được biểu hiện trong sự phát triển thị giác ở trẻ. DHA chiếm khoảng 60% axit béo không bão hòa đa trong võng mạc, nó có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến chức năng tổng thể của mắt.
1.3. Phosphatidylserine
Phosphatidylserine (PS) là một phospholipid chứa cả hai axit amin và axit béo. Phosphatidylserine giúp tăng cường sự tập trung tinh thần, thúc đẩy trí nhớ và nhận thức, tăng cường tâm trạng và giảm căng thẳng, hỗ trợ loại bỏ chứng rối loạn tăng động thiếu chú ý ở trẻ nhỏ.
1.4. Magie Gluconat
Magie Gluconat giúp trẻ ngủ ngon, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp duy trì huyết áp, đảm bảo sức khỏe tim mạch và hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu, hình thành DNA, cung cấp năng lượng, giúp trẻ ăn ngon mỗi ngày
1.5. Axit glutamic
Axit glutamic là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp kích thích thần kinh. Axit glutamic có tác dụng củng cố chức năng não bộ cho trẻ một cách hiệu quả, còn giúp cải thiện suy nhược thể lực và tinh thần
1.6. Axit folic
Đối với cơ thể giúp sản xuất và duy trì các tế bào mới, đồng thời giúp ngăn ngừa những thay đổi ở DNA. Hỗ trợ phục vụ các quá trình tạo mới tế bào, giúp các tế bào tăng trưởng và phát triển.
Axit folic đóng vai trò to lớn trong việc giảm nguy cơ trẻ phát triển chậm ngôn ngữ, có rất nhiều lợi ích sự phát triển trí não và phòng tránh khỏi những nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ nhỏ.
1.7. Kẽm Gluconat
Kẽm Gluconat tham gia vào quá trình cấu tạo nên các loại enzym, chuyển hóa các loại lipid từ đó giúp cho cơ thể tăng cường tối ưu hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giảm rối loạn tiêu hóa ở trẻ, phòng ngừa cảm cúm, suy dinh dưỡng.
Cải thiện các vấn đề liên quan đến thị lực, thành phần giúp thúc đẩy quá trình tăng cân, đồng thời hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm – một trong những nguyên nhân gây biếng ăn.
1.8. Các nhóm Vitamin
Là một trong những thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế bào, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào. Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương
Vitamin B: kích thích ăn uống, đặc biệt góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh.
Vitamin A: Giúp làm sáng mắt, chống lại quá trình lão hóa của cơ thể.
2. Công dụng của Venius
Với bảng thành phần được chọn lọc từ những dưỡng chất đặc biệt cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ cùng quá trình nghiên cứu và thử nghiệm kỹ càng, Venius tự hào là sản phẩm đồng hành cùng các bậc phụ huynh và con trên con đường phát triển về thể chất lẫn trí tuệ.
Sử dụng Venius hằng ngày sẽ hỗ trợ trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng ốm vặt, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, đồng thời bảo vệ cho đôi mắt của trẻ được khỏe mạnh, tránh tình trạng suy giảm thị lực sớm.
Bên cạnh đó, Venius còn giúp thúc đẩy liên kết hệ thần kinh và phát triển não bộ một cách toàn diện, giúp trẻ sớm bật âm, nhanh biết nói, cải thiện kỹ năng giao tiếp, nâng cao khả năng tập trung và cải thiện khả năng ghi nhớ, tiếp thu của trẻ và giúp trẻ nhanh nhạy hơn trong việc xử lý các tình huống và thực hiện nhiệm vụ.
Hơn nữa, Venius còn chứa các thành phần như sữa non, taurine,..., giúp bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ luôn khỏe mạnh và tránh được những bệnh vặt.
Là một sự lựa chọn hàng đầu trong thị trường các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, Venius là bộ sản phẩm duy nhất giúp trẻ phát triển song song cả não bộ và thị lực, đồng thời tăng cường sức đề kháng. Venius mong muốn vừa có thể hỗ trợ bé phát triển trí thông minh, khả năng tư duy và xử lý vấn đề, vừa có thể giúp cha mẹ bảo vệ đôi mắt của các con khỏi những tác động tiêu cực từ môi trường xung quanh và đồng thời giữ cho con một sức khỏe tốt nhất, không lo bệnh tật.
Sản phẩm bổ sung có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe, giúp trẻ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, sản phẩm bổ sung không phải là giải pháp duy nhất và không thể thay thế việc tương tác, trò chuyện và thực hành ngôn ngữ thường xuyên với trẻ. Vì thế, cha mẹ cần động viên trẻ tập nói bằng những cử chỉ hoặc âm thanh, phải dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với trẻ mỗi ngày kết hợp với sử dụng TPBS hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Linh Nhi