Chuyến trở về đặc biệt của những người từ tâm dịch Covid-19
Ngày 22/8, gần 30 chiếc xe ô tô chở người dân Quảng Ngãi từ TP.Đà Nẵng về quê. Tất cả họ là những người “mắc kẹt” từ tâm dịch gần 1 tháng qua. Mỗi người đều có mỗi tâm tư, nhưng họ có chung niềm vui là được về nhà...
Chặn lối vào nghĩa trang ở Hưng Yên: Phạm luật, trái đạo lý
Đường dây nóng 088.888.2323 của Truyền hình Người đưa tin pháp luật nhận được đơn cầu cứu của nhiều hộ dân thôn Toàn Thắng, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên về việc hai hộ dân thuê ao cá do UBND xã quản lý, rồi tự ý xây dựng, chặn lối đi vào khu nghĩa trang của người dân. Sự việc diễn ra nhiều năm, đến nay lãnh đạo UBND xã vẫn chưa thể xử lý dứt điểm.
Cụ thể, có gần trăm hộ gia đình ở 2 thôn Toàn Thắng và Mạn Xuyên, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, Hưng Yên có mồ mả thân nhân ở khu nghĩa trang Bãi Cát Vàng. Trong đó có cả mộ của thân nhân, gia đình liệt sĩ, mộ của Mẹ Việt Nam Anh hùng...
UBND xã cho ông Văn Khắc Tá và ông Ngô Văn Đoán thuê ao nuôi cá giáp nghĩa trang nói trên. Năm 2015, ông Tá và ông Đoán đã tự ý xây công trình kiên cố chặn đường vào nghĩa trang.
Do đó, người dân muốn ra sửa sang, hương khói cho mồ mả ông bà tổ tiên mình, thì phải đi nhờ qua các hộ gia đình ở ven khu vực này.
Loạt công trình nhà, gạch ngói, cây cối được dựng lên trên đường bờ, chắn lối vào nghĩa trang.
Trao đổi với PV, bà Văn Thị Hái cho biết: "Còn đường đấy để đi vào thắp hương gia đình liệt sĩ, và mẹ của tôi, Bà Nguyễn Thị Cốm, là Mẹ Việt Nam Anh hùng, con đường này có tiền sử hàng trăm năm nay của 2 thôn Toàn Thắng và Mạn Xuyên. Tháng 4/2015, ông Văn Khắc Tá và ông Ngô Văn Đoán đã rào đường lại, không cho chúng tôi đi, nhân dân chúng tôi đã 3 lần tháo đường ra để đi thì đều bị các ông ấy rào lại, xua đuổi chúng tôi".
Cụ Nguyễn Thị Đợi, tuổi cao sức yếu, nhưng 5 năm trở lại đây phải đi nhờ nhà hàng xóm để ra nghĩa trang thắp hương cho thân nhân.
Cụ Đợi cho biết: "Trước đây là tôi đi đường đê đi vào, kể cả làm ruộng canh tác đây tôi cũng đi đường đê để vào. Bây giờ không biết các ông ấy thuê thầu như thế nào mà chúng tôi không có đường đi nữa, nên phải đi nhờ nhà ông này".
Ông Văn Minh Tiến, thôn Toàn Thắng, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên bức xúc: "Ai mà đi rào đường, rào bờ để tăng gia và phát triển kinh tế nhà mình như thế là không được. Xã chỉ khoán cho anh cái áo chứ người ta không khoán cái đường để kinh doanh".
Người dân xã Tứ Dân hiện đang khó khăn trong việc chăm sóc mồ mả, hương khói tổ tiên.
Ngày 18/05/2020, UBND huyện Khoái Châu có Văn bản số 495 giao UBND xã Tứ Dân chỉ đạo kiểm tra, xử lý dứt điểm vụ việc chiếm dụng đường đi ra khu nghĩa trang thôn Toàn Thắng và thôn Mạn Xuyên theo kiến nghị của công dân.
Thực hiện chỉ đạo trên, UBND xã Tứ Dân đã có buổi làm việc, giải quyết đơn của công dân về đường đi khu nghĩa trang thôn Mạn Xuyên, thôn Toàn Thắng do ông Đỗ Đình Ngạch, Chủ tịch UBND xã Tứ Dân làm chủ trì. Tại buổi làm việc này, phía ông Tá và ông Đoán đã to tiếng với những người tố cáo rồi bỏ về, không hợp tác với chính quyền địa phương.
Theo tìm hiểu, từ năm 2017 đến nay, UBND xã Tứ Dân đã nhiều lần gửi giấy mời đến hộ gia đình ông Tá và ông Đoán lên UBND xã để giải quyết vụ việc, nhưng hai ông này luôn bất hợp tác. Ngày 08/07/2020, UBND xã Tứ Dân có Thông báo số 32/TB-UBND yêu cầu tháo dỡ công trình, cây cối trên đường từ chân đê đi ra khu nghĩa trang.
Thông báo số 32 khẳng định: Việc ông Tá và ông Đoán rào đường bờ đi lại chung là trái quy định của pháp luật. UBND xã giao cho ông Tá và ông Đoán phải có trách nhiệm tự tháo dỡ toàn bộ công trình, cây cối và vật dụng khác trên phạm vi tuyến đường bờ từ chân đê chạy vào đến hết đất thuê thầu của bà Thạch, trả lại hiện trạng cho UBND xã quản lý theo quy định của pháp luật.
Thời gian thực hiện từ 09/07/2020 đến hết ngày 14/07/2020, nếu quá thời hạn trên mà ông Tá và ông Đoán cố tình không thực hiện thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, cho đến nay ông Tá và ông Đoán vẫn không thực hiện theo chỉ đạo của UBND xã.
Thông báo tháo dỡ công trình cây cối trên đường bờ do UBND xã Tứ Dân quản lý.
Trao đổi với PV, ông Đỗ Đình Ngạch, Chủ tịch UBND xã Tứ Dân cho biết: "Ông Tá và ông Đoán, thuê thầu ao cá mà ông rào đường như thế là không đúng, không cho người ta đi lại với góc độ khai thác, nuôi trồng thủy sản như thế là không đúng, đường bờ vẫn phải giữ nguyên. Xã vẫn theo quy định pháp luật để làm".
Người dân địa phương mong muốn UBND xã Tứ Dân và UBND huyện Khoái Châu cần có biện pháp xử lý quyết liệt, đảm bảo kỷ cương phép nước, đảm bảo việc thờ cúng của nhân dân được thuận lợi. Về góc độ pháp luật, nên tính đến phương án thanh lý hợp đồng, thu hồi lại đất cho thuê thầu do người thuê vi phạm pháp luật và chống đối chính quyền địa phương.
Nghệ nhân gần 90 tuổi kể hé lộ bí quyết làm hương trầm khiến nhà văn lừng danh Nguyễn Tuân cũng phải “ngả mũ”
Phố cổ Hà Nội là nơi hội tụ tinh hoa ngà năm văn hiến, là nơi sinh sống phát triển, kinh doanh, buôn bán của biết bao thế hệ. Nó chứa đựngtrong mình nhiều câu chuyện hay về những làng nghề truyền thống của người Tràng An. Số nhà 26 phố Đồng Xuân, Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương. Người ta đến đây mua vì chất lượng của hương trầm, nhưng cũng vì lý do số nhà 26 này là “chứng nhân” lịch sử của một thời kỳ hào hùng trong lịch sử dân tộc
16 ngày cân não của 'đội đặc nhiệm' Chợ Rẫy ở tâm dịch Covid-19
Nhiệm vụ ban đầu của ê-kíp Bệnh viện Chợ Rẫy là hội chẩn và chạy ECMO cho bệnh nhân 416. Nhiệm vụ ấy đến nay chưa đổi nhưng số ca nhiễm tăng hàng chục lần.
“Chiến binh thép” và những chuyến xe “vượt bão Covid” chở bà bầu đi sinh ở Đà Nẵng
Trong thời gian giãn cách xã hội tại Đà Nẵng, nhóm anh Trần Ngọc Vũ gồm 40 tài xế taxi công nghệ đã thực hiện hơn 60 chuyến xe nghĩa tình đưa các bà bầu đến viện sinh nở và đón về nhà miễn phí. PV Người Đưa Tin Pháp luật đã liên hệ trao đổi và lắng nghe chia sẻ của những “chiến binh thép” với hành động vô cùng đáng khâm phục này…
Lão nông nghèo sáng chế máy trợ thở giúp con trai vượt qua bệnh hiểm nghèo
Chỉ là một nông dân chưa học hết lớp 12 nhưng lão nông Trần Trung Hiếu, thôn Phú Thủy, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn đã “chế” ra chiếc máy trợ thở từ những vật dụng trong gia đình. Đặc biệt, chiếc máy đã giúp con trai ông vượt qua cơn khốn khó của bệnh hiểm nghèo.
Huyền bí ngôi chùa cổ mang tên Thiên Tạo nằm trong hang động vô cùng độc đáo ở Nghệ An
Sâu trong lòng ngọn núi đá vôi làng Vũ Kỳ, thuộc xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An có một ngôi chùa cổ hết sức độc đáo, hoàn toàn do tạo hóa sắp đặt nên. Nơi đây gắn liền với những câu chuyện cổ xưa được lưu truyền nên được người dân gọi là chùa Thiên Tạo.
(Bài 2) “Đầu gấu” đe dọa phóng viên, chủ tịch phường nói dối
Ông chủ tịch phường Liên Mạc khẳng định các bãi tập kết cát đã dừng hoạt động, nhưng PV có bằng chứng vẫn hoạt động rầm rộ, đe dọa an toàn hệ thống đê điều mùa mưa bão. Khi PV tác nghiệp ở hiện trường thì bị “đầu gấu” đe dọa, cản trở.
Như đã thông tin ở bài trước, đê sông Hồng là một “lá chắn” vô cùng quan trọng, có ý nghĩa sống còn với tính mạng, tài sản của hàng triệu hộ gia đình sinh sống ở Thủ đô. Hàng năm Nhà nước đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng, duy tu hệ thống kè để bảo vệ “lá chắn”.
Tuy nhiên, thời gian qua, hệ thống kè thuộc khu vực phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đang bị xâm hại nghiêm trọng do hệ lụy từ hoạt động trộm cắp tài nguyên và việc các bến bãi vẫn nhộn nhịp mùa mưa lũ.
Thời gian qua, hệ thống kè thuộc khu vực phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đang bị xâm hại nghiêm trọng do hệ lụy từ hoạt động trộm cắp tài nguyên và việc các bến bãi vẫn nhộn nhịp mùa mưa lũ.
Ngày 4/8, làm việc với PV, ông Nguyễn Huy Tưởng, Chủ tịch UBND phường Liên Mạc, cho biết, khu vực bờ sông Hồng chạy qua địa bàn phường có 5 đơn vị đã được UBND TP Hà Nội cho thuê đất để làm bãi trung chuyển vật liệu xây dựng, ngoài ra còn có 2 đơn vị khác đang chờ hoàn tất thủ tục để cho thuê. Tuy nhiên, tất cả các bãi này đã tạm dừng hoạt động từ ngày 15-5 theo đúng quy định của Luật đê điều, cũng như công tác phòng chống lụt bão của Hà Nội.
Ông Tưởng cho biết thêm: "Theo sự chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công an đã xác định và xử lý một nhóm khai thác cát tặc liên quan đến Công ty Kim Sơn, là đơn vị đang thuê đất, quản lý làm bãi trung chuyển vật liệu xây dựng tại khu vực bờ kè".
Ông Nguyễn Huy Tưởng, Chủ tịch UBND phường Liên Mạc
Ngoài ra ông Tưởng cũng cho biết UBND phường đã giao cho công an phường thành lập một tổ công tác giám sát hoạt động của các bãi trung chuyển trên và từ ngày 15/5 đến nay chưa phát hiện, xử lý trường hợp nào vi phạm.
Về trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong quản lý địa bàn khi để xảy ra tình trạng trên, thì ông Tưởng không trả lời mà hẹn hôm khác. Đó là những gì ông chủ tịch nói với PV tại trụ sở UBND phường. Còn thực tế thì khác hẳn.
Giới bến bãi còn vô tư đổ bê tông và tập kết “công te nơ” để tiện sinh hoạt, điều hành.
Có lẽ, khi khẳng định chắc nịch như trên thì ông Tưởng không nghĩ rằng Truyền hình Người đưa tin pháp luật có đủ bằng chứng tại thời điểm ngày 25-5 và ngày 4-6 ở khu vực bờ kè vẫn diễn ra tình trạng tập kết, vận chuyển cát một cách rầm rộ. Xe tải hạng nặng vẫn chở cát vào ra cấp tập. Đó là thời điểm PV có mặt, còn thời điểm khác, không nói thì dư luận cũng tự hình dung được là đã dừng hoạt động như vị chủ tịch nói hay không.
Ngày 23/7, PV tiếp tục quay trở lại khu vực bờ kè thì phát hiện tình trạng đất bị khai thác trái phép để vận chuyển đi rất nghiêm trọng. Bờ sông nham nhở bởi những hố sâu. Giới bến bãi còn vô tư đổ bê tông và tập kết “công te nơ” để tiện sinh hoạt, điều hành.
Bên cạnh hoạt động bến bãi, thì tình trạng đổ trộm chất thải ở đây cũng rất nghiêm trọng.
Nhóm người chặn xe, uy hiếp PV, bắt phải xóa dữ liệu mà PV quay được trước đó.
Không hiểu công tác phòng ngừa, xử lý của UBND cũng như CA phường Liên Mạc như thế nào mà còn để khu bến bãi dần trở thành nơi xuất hiện của “dân anh chị” và cả những “ổ nhóm” phức tạp.
Minh chứng cụ thể: Khi PV đang tác nghiệp, thì có đối tượng “anh chị” hùng hổ đe dọa. Gã này văng tục chửi bậy, đòi kiểm tra thẻ của PV và yêu cầu xoá bỏ dữ liệu tác nghiệp, vi phạm nghiêm trọng Luật Báo chí. Thậm chí, gã này còn lớn tiếng dọa tìm về tận nhà PV để “xử”.
Trước bản mặt bặm trợn, thái độ hung hăng và lời lẽ đầy sự manh động, để đảm bảo an toàn, PV buộc phải đưa phương tiện tác nghiệp để gã này xoá dữ liệu.
Tất nhiên, trước đó, PV đã sử dụng biện pháp nghiệp vụ, để đảm bảo rằng gã “đầu gấu” có xoá cả trăm lần thì cũng chẳng thể làm mất dữ liệu của PV, và nhờ vậy vẫn còn nguyên video rõ nét mặt mũi đối tượng để đề nghị cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật.
Thế nhưng phải nói rằng, việc bị “đầu gấu” chặn đường, đe dọa, cản trở tác nghiệp cũng không phải điều khiến PV buồn nhất. Mà điều buồn nhất, mà đến giờ PV vẫn còn lăn tăn và tự hỏi: “Vì sao ông chủ tịch phường Liên Mạc lại nói dối PV? Mà lại nói dối rất trắng trợn!”
Hà Nội: Kè bảo vệ đê sông Hồng bị xâm hại
Hệ thống kè chống sạt lở, bảo vệ bờ bãi và hệ thống đê sông Hồng đoạn qua phường Liên Mạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã bị xâm hại suốt thời gian qua. Việc sạt lở tiếp diễn sẽ đe doạ đến an toàn của đê sông Hồng, cũng như đe doạ tính mạng, tài sản của hàng triệu gia đình ở Thủ đô. Nhiều tỉ đồng nhà nước đầu tư xây dựng có nguy cơ trôi theo dòng nước.
Tâm sự các “chiến binh áo trắng” bệnh viện C Đà Nẵng trước giây phút hết phong toả
Sau khi giải phong toả, bệnh viện C sẽ mở cửa hoạt động bình thường trở lại vào lúc 0h ngày 8/8.
Ứa nước mắt nghe tâm sự và ước mơ của người vợ 20 năm chăm chồng mù, bại liệt.
Suốt nhiều năm qua, chị Phan Thị Tươi (xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) phải bươn chải đủ nghề để có tiền chăm chồng mù lòa, bị tai biến nằm liệt giường và nuôi 2 đứa con ăn học. Gánh nặng kinh tế đè nặng lên đôi vai gầy cùng nỗi đau sâu thẳm trong trái tim dường như đã rút hết đi nguồn sinh lực của người đàn bà khốn khổ.
Khát vọng Sơn Ca
Cảm hứng với cải lương được khơi nguồn từ khi còn rất nhỏ, cô giáo trẻ đã mang những nét uyển chuyển, mùi mẫn của âm nhạc truyền thống vào giờ học Ngữ văn thật sinh động. Tận tình, tâm huyết, người mẹ thứ hai luôn luôn nhận được những món quà “giàu có” từ học sinh nghèo vùng khó.
“Shop 0 đồng” của cô giáo giàu lòng nhân ái
Với mong muốn giúp các em học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn giảm bớt áp lực trong năm học mới, cô Lê Thị Anh Đào đã mở ra một “shop 0 đồng” nhằm vận động các mạnh thường quân hỗ trợ sách vở, cặp, dụng cụ học tập, giày dép, quần áo... để các em có điều kiện đến trường.
Nhật ký cách ly của nữ điều dưỡng BV Đà Nẵng trong " Tâm dịch "
“Khoác trên mình bộ áo “phi hành gia” màu xanh, có nhiều người hỏi chúng tôi rằng không sợ dịch sao cười miết? Là bởi “một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ”, chúng tôi cười để con virus biết chúng tôi không sợ nó và tinh thần thép lúc nào cũng phải lạc quan, động viên, trấn an người bệnh, người nhà và đồng nghiệp”...