Mùa nước lớn hay thường gọi nước nổi đến với đồng Đằng sông Cửu Long độ từ tháng 7 đến tháng 10 ( Âm lịch) hàng năm.
Khi mực nước hạ nguồn sông Mêkông dâng cao, cũng là thời điểm mà con sông mang Phù sa tươi tốt tới cho dải lụa Đồng bằng sông Cửu Long. Mùa lũ lên: Cá, tôm... nhất là Cá Linh lại ùa về, là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho bà con miền sông nước Cửu Long.
Một mẻ cà Linh của bà con
Cá linh hay còn gọi là linh ngư là chi cá thuộc họ cá chép. Chúng là các loài cá trắng nên chỉ thích hợp môi trường nước chảy.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long Cá Linh là loài cá phổ biến vào mùa nước nổi , chúng bơi khắp các đồng rộng, sông dài, kinh to, rạch nhỏ . Chúng có nguồn gốc từ biển Hồ của Campuchia và cá linh thùy chiếm khoảng 6 – 70% tổng số cá trong mùa nước nổi ở An Giang.
Mùa nước nổi cũng là lúc bông Điên Điển rộ vàng trên cành, như một cơ duyên để kết hợp với Cá Linh thành món ăn đậm chất sông nước.
Chèo Ghe hái bông Điên Điển
Có thể nói con cá linh và bông điên điển là sự kết hợp mẫu mực nhất của ẩm thực miền Tây mùa nước nổi. Đơn giản và chân chất như chính con người của vùng sông nước, cách chế biến món ăn này cũng không mấy cầu kỳ, phức tạp. Cá linh đầu mùa mua về làm sạch, cho nước hoặc nước dừa tươi vào nồi đun sôi. Thêm vào đó vài muỗng nước mắm ngon, đường, ít me dầm lấy nước chua nêm nếm sao cho vừa ăn. Sau đó cho tỏi phi thơm, thêm ít tóp mỡ, rau ngò gai và nấu cho sôi lên. Lúc này cho nhẹ cá linh vào nồi, đợi sôi rồi tắt bếp.
Canh bông Điên Điển cá Linh
Lẩu Cá và bông Điên Điển
Còn nhiều món ngon nữa không kể hết khi nói về loài cá Linh và bông Điên Điển.
Chợt văng vắng đâu đây nghe câu hò của miền sông nước mà nao nao lòng:
Nhắn ai đi về
Miền đất phương nam
Trời xanh mây trắng
Soi dòng Cửu Long Giang
Mênh mông rừng Tràm
Bạt ngạt dừa xanh...